Thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
- Thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
- Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do ai thành lập và gồm những ai?
Thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của thành viên Ban biên soạn như sau:
Tiêu chuẩn của Chủ biên và các thành viên Ban biên soạn
...
2. Tiêu chuẩn của thành viên Ban biên soạn:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của giáo trình dự kiến sẽ được biên soạn;
b) Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc trong quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học;
c) Đã ít nhất là thành viên một Ban biên soạn giáo trình cấp trường trở lên;
d) Đối với thành viên không phải là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thì phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này và phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong công tác chuyên môn phù hợp với nội dung của giáo trình dự kiến sẽ được biên soạn.
3. Đối với việc biên soạn giáo trình sử dụng chung cho môn học về ngoại ngữ và trong một số trường hợp đặc biệt khác, Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình trình Bộ trưởng xem xét, quyết định tiêu chuẩn của Chủ biên và thành viên Ban biên soạn.
4. Các cá nhân trong Ban biên soạn phải cung cấp cho Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình các minh chứng về việc đủ các tiêu chuẩn trên đối với từng cá nhân.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của giáo trình dự kiến sẽ được biên soạn;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc trong quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học;
- Đã ít nhất là thành viên một Ban biên soạn giáo trình cấp trường trở lên;
- Đối với thành viên không phải là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thì phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này và phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong công tác chuyên môn phù hợp với nội dung của giáo trình dự kiến sẽ được biên soạn.
Thành viên Ban biên soạn giáo trình
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên và các thành viên Ban biên soạn
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên:
a) Tổ chức Ban biên soạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 của Quy định này; phân công các thành viên trong Ban biên soạn thực hiện biên soạn các nội dung phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm của từng thành viên;
b) Đề xuất với Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình về việc tham mưu cho Bộ trưởng thay thế hoặc bổ sung thành viên Ban biên soạn khi cần thiết;
c) Báo cáo với Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình các vấn đề có liên quan đến việc biên soạn đề cương chi tiết, giáo trình sử dụng chung khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết;
d) Đảm bảo việc sử dụng kinh phí được cấp liên quan đến việc biên soạn đề cương chi tiết, giáo trình sử dụng chung theo quy định của pháp luật;
đ) Được hưởng các chế độ nhuận bút và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn:
a) Chịu sự phân công, chỉ đạo của Chủ biên về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 của Quy định này; được phân công biên soạn các nội dung phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo.
b) Được bảo lưu ý kiến nếu có ý kiến không thống nhất với Chủ biên;
c) Được hưởng các chế độ nhuận bút và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như trên.
Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do ai thành lập và gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung
1. Việc biên soạn giáo trình sử dụng chung được thực hiện bởi một Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung (sau đây gọi tắt là Ban biên soạn) do Bộ trưởng ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình. Ban biên soạn gồm có Chủ biên và các thành viên.
...
Như vậy, Ban biên soạn giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình.
Ban biên soạn gồm có Chủ biên và các thành viên Ban biên soạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?