Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai thành lập? Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nhiệm vụ gì?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai thành lập?
Căn cứ vào Điều 8 Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành như sau:
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp Vụ thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có con dấu riêng.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
3. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Phòng 5);
e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào Điều 9 Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
(1) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác thanh tra trong Viện kiểm sát nhân dân;
b) Thanh tra đối với:
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ và tương đương trở xuống, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Các trường hợp khác theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Giải quyết khiếu nại đối với:
- Quyết định, hành vi quy định tại khoản 8 Điều 2 của Quy chế này của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao bị khiếu nại lần đầu;
- Quyết định, hành vi quy định tại khoản 8 Điều 2 của Quy chế này đã được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu nhưng bị khiếu nại lần hai.
d) Giải quyết tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật đối với tố cáo đã được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp tỉnh giải quyết. Giải quyết tố cáo các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 2 của Quy chế này đối với:
- Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ và tương đương trở xuống, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
đ) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống tham nhũng; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân; chủ trì, phối hợp nghiên cứu, xây dựng các đề án, văn bản quan trọng về công tác phòng, chống tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân;
e) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
(2) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kết luận nội dung tố cáo và quyết định giải quyết khiếu nại thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(3) Kiểm tra việc chấp hành ký luật công vụ, trật tự nội vụ của cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
(4) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
(5) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao.
Như vậy, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nhiệm vụ nêu trên.
Có được tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức không?
Căn cứ vào Điều 5 Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; người tố cáo, người bị tố cáo; người khiếu nại, người bị khiếu nại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung được giao.
3. Bao che cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức; họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo trái quy định của pháp luật.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; cất giấu, chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra, khiếu nại, tố cáo.
6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra, người xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
8. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân.
Như vậy, việc tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức; họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo trái quy định của pháp luật là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?