Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có phải tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ không?
- Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng là cơ quan trực thuộc cơ quan nào?
- Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có phải tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ không?
- Chánh Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có quyền chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn không?
Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng là cơ quan trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định Thanh tra Cơ yếu như sau:
Thanh tra Cơ yếu
Thanh tra Cơ yếu là cơ quan trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (sau đây gọi là Trưởng ban) quản lý, chỉ đạo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban; thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (sau đây gọi là Trưởng ban) quản lý, chỉ đạo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;
Thanh tra Cơ yếu tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban. Đồng thời, thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Cơ yếu Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng (Hình từ Internet)
Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có phải tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ không?
Căn cứ khoản 9 Điều 20 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn Thanh tra Cơ yếu như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Trưởng ban phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng ban.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành cơ yếu, quy định về chuyên môn - kỹ thuật và quy tắc quản lý ngành Cơ yếu.
4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
5. Thanh tra vụ việc khác do Trưởng ban giao.
6. Giúp Trưởng ban quản lý, chỉ đạo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
7. Giúp Trưởng ban quản lý, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8. Xử lý hoặc kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về cơ yếu.
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ.
10. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban. Thực hiện sơ kết, tổng kết, thông tin, báo cáo và tham gia biên soạn tài liệu về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
Theo đó, Thanh tra Cơ yếu phải theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chánh Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có quyền chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban; lãnh đạo, chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và các quy định của ngành Cơ yếu, pháp luật về thanh tra, cơ yếu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về quyết định của mình.
...
Theo đó, Chánh Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có quyền chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và các quy định của ngành Cơ yếu, pháp luật về thanh tra, cơ yếu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?