Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thế nào? Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ gồm những ai?
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 140/2013/NĐ-CP về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ như sau:
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông; tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng thời tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 140/2013/NĐ-CP về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ như sau:
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ
...
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông được thanh tra việc thực hiện pháp luật không?
Theo Điều 6 Nghị định 140/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra của các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông; thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông khi cần thiết.
5. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
6. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thông tin và truyền thông.
...
11. Giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Như vậy, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông được thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?