Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có những thành viên nào? Ai có quyền bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 140/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông; tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
...
Đối chiếu quy định trên, như vâỵ, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 140/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ
...
3. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
4. Thanh tra Bộ được tổ chức các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của Thanh tra Bộ.
5. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Theo đó, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có con dấu và tài khoản riêng.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
Theo quy định khoản 5 Điều 6 Nghị định 140/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra của các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông; thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông khi cần thiết.
5. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
6. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thông tin và truyền thông.
7. Yêu cầu Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh Thanh tra Bộ.
9. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông đối với các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Sở; tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
Như vậy, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?