Thanh toán gốc, lãi và rút giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Rút giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm những hoạt động nào?
Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
a) Giấy tờ có giá loại ghi sổ
Khi giấy tờ có giá đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì làm thủ tục thanh toán gốc, lãi cho thành viên. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ
Khi giấy tờ có giá loại chứng chỉ đến ngày đáo hạn, thành viên đề nghị rút giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hoàn trả giấy tờ có giá để thành viên làm thủ tục thanh toán tại tổ chức phát hành hoặc đại lý của tổ chức phát hành. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như trên.
Trước đây, thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 17/01/2023) như sau:
Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
a) Giấy tờ có giá loại ghi sổ
Khi giấy tờ có giá đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì làm thủ tục thanh toán gốc, lãi cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ
Khi giấy tờ có giá loại chứng chỉ đến ngày đáo hạn, thành viên đề nghị rút giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hoàn trả giấy tờ có giá để thành viên làm thủ tục thanh toán tại tổ chức phát hành hoặc đại lý của tổ chức phát hành. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Giấy tờ có giá (Hình từ Internet)
Rút giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Rút giấy tờ có giá
1. Giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị rút giấy tờ có giá theo Phụ lục 3/LK ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hạch toán xuất giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước và hoàn trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho thành viên. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, rút giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như sau:
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị rút giấy tờ có giá theo Phụ lục 3/LK ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan.
Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hạch toán xuất giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước và hoàn trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho thành viên. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trước đây, rút giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 17/01/2023) như sau:
Rút giấy tờ có giá
1. Giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị rút giấy tờ có giá theo Phụ lục 3/LK đính kèm Thông tư này.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hạch toán xuất giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và hoàn trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy việc thanh toán gốc, lãi và rút giấy tờ có giá được lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như quy định trên.
Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
...
3. Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;
b) Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
...
Như vậy, giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;
- Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Trước đây, giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm những hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 17/01/2023) như sau:
Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:
a) Nghiệp vụ thị trường mở;
b) Nghiệp vụ tái cấp vốn:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Các hình thức tái cấp vốn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
c) Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
d) Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia Hệ thống BTĐT.
2. Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên bao gồm:
b) Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Như vậy giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm những hoạt động sau:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;
- Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?