Thành phần tham gia khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông gồm những ai?
- Thành phần tham gia khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông gồm những ai?
- Nội dung của biên bản ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông là gì?
- Quy định về việc ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông như thế nào?
Thành phần tham gia khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông gồm những ai?
Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về thành phần tham gia khám nghiệm như sau:
Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông
1. Thành phần tham gia khám nghiệm thực hiện theo điểm c khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
2. Các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được tiến hành khám nghiệm và lập Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 08/TNĐB ban hành theo Thông tư này tại hiện trường hoặc nơi tạm giữ phương tiện ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Nếu có nhiều phương tiện giao thông thì tiến hành khám nghiệm lần lượt từng phương tiện giao thông, mỗi phương tiện lập 01 biên bản khám nghiệm phương tiện.
3. Kiểm tra toàn bộ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ của phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân (nếu có), đăng ký xe (đối chiếu với biển số, số khung, số máy), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện quy định phải có), giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, các loại giấy tờ có liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện và hàng hóa vận chuyển trên phương tiện (nếu có).
4. Khám nghiệm ô tô và các loại xe tương tự ô tô được tiến hành từ bên ngoài vào bên trong, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương, gạt nước, thiết bị lưu trữ dữ liệu hoạt động của động cơ và hệ thống an toàn của phương tiện và các trang thiết bị khác của phương tiện theo các nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật của xe cơ giới đường bộ.
5. Khám nghiệm xe mô tô, xe máy được tiến hành bên ngoài xe, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống phanh, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương và các trang thiết bị khác của phương tiện.
6. Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi cụ thể: Giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện, ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật (như camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình, hộp đen phương tiện, các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử khác) để phục vụ công tác giám định.
7. Thông qua và ký Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan vụ tai nạn giao thông.
Dẫn chiếu đến điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần tham gia khám nghiệm cho phù hợp như:
- Cán bộ kỹ thuật hình sự; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn, Trạm nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
- Đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện cơ giới đường bộ);
- Đại diện đơn vị quản lý đường bộ, đại diện đơn vị quản lý công trình, đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật về công trình liên quan đến vụ tai nạn (đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến công trình cầu, đường, hầm);
- Đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
- Đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản;
- Người chứng kiến; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nội dung của biên bản ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông là gì?
Theo Điều 12 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định như sau:
Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông
Biên bản ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, giấy phép lái xe, nhân thân của người điều khiển phương tiện; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật; tình trạng sức khỏe, nhận biết của người điều khiển phương tiện giao thông trước khi vụ tai nạn xảy ra và việc xử lý của họ như thế nào trước, trong và sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Theo đó, về biên bản ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông gồm các nội dung sau đây:
- Phải ghi rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, giấy phép lái xe, nhân thân của người điều khiển phương tiện;
- Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông;
- Vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật;
- Tình trạng sức khỏe, nhận biết của người điều khiển phương tiện giao thông trước khi vụ tai nạn xảy ra và việc xử lý của họ như thế nào trước, trong và sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Quy định về việc ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông như thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác như sau:
Ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông
1. Biên bản ghi lời khai của người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người bị nạn và người có liên quan khác; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; lời khai của người bị nạn, người có liên quan. Nội dung lời khai phải làm rõ về diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, thương tích trên người do vụ tai nạn gây ra.
2. Trường hợp có người bị thương nặng hoặc có thể bị tử vong phải ghi lời khai ngay; cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Nếu người bị nạn do bị thương nặng không thể nói được phải lập biên bản ghi nhận về việc đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?