Thành phần để lập hồ sơ xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội bao gồm các giấy tờ nào và trình tự, tủ tục được thực hiện ra sao?
Quy định chung về quản lý việc thiết lập mạng xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm c, điểm đ khoản 7 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định về quản lý việc thiết lập mạng xã hội cụ thể như sau:
Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật về báo chí.
2. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghị định này.
3. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này.
4. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
5. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
b) Có tổ chức, nhân sự đáp ứng theo quy định tại Điều 23a Nghị định này;
c) Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và đáp ứng quy định tại Điều 23b Nghị định này;
d) Đáp ứng các Điều kiện về kỹ thuật theo quy định tại Điều 23c Nghị định này;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định tại Điều 23d Nghị định này.
6. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng xã hội.
8. Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
9. Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều này.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
11. Cơ quan cấp phép ban hành Quyết định đình chỉ Giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm d, đ, e Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Không đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định này sau khi đã được cơ quan cấp phép yêu cầu khắc phục bằng văn bản.
Trình tự, thủ tục đình chỉ thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 23i Nghị định này.
12. Cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc hai lần bị đình chỉ giấy phép theo quy định tại Khoản 11 Điều này.
Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 23i Nghị định này.
13. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cấp phép thiết lập mạng xã hội.
Giấy phép thiết lập mạng xã hội (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội được tiến hành thực hiện như thế nào?
Cụ thể theo Mục 2 Chương III Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung khoản 2 Điều 23đ, Điều 23g bởi khoản 8 đến khoản 16 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP có quy định về như sau:
Điều 23đ. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội;
c) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định này; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
đ) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
...
Điều 23g. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được gửi trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua mạng Internet đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy về hồ sơ xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội bao gồm các giấy tờ thực hiện theo đúng với Điều 23đ như trên.
Sau khi đã hoàn tất đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì bạn thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp, đường bưu chính hoặc qua mạng Internet đến Bộ Thông tin và Truyền thông như: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Và trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp Giấy phép cho bạn theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội và người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là gì?
Theo Điều 25, Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội và người sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
3. Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
4. Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;
5. Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu;
7. Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
8. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
9. Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội;
10. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Theo đó, trên đây là các quyền và nghĩa vụ của cả tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội và người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Cần phải lưu ý những điều nào nên làm và không nên làm, để tránh những vi phạm không đáng có xảy ra khi dùng mạng xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?