Thanh niên khi tham gia đối thoại với thanh niên được phép trình bày những đề xuất, kiến nghị của mình hay không?
- Thanh niên khi tham gia đối thoại với thanh niên được phép trình bày những đề xuất, kiến nghị của mình hay không?
- Hoạt động đối thoại với thanh niên được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Đối thoại với thanh niên được tổ chức theo hình thức nào?
- Để xây dựng chương trình đối thoại với thanh niên thì cần chuẩn bị nội dung như thế nào?
Thanh niên khi tham gia đối thoại với thanh niên được phép trình bày những đề xuất, kiến nghị của mình hay không?
Thanh niên khi tham gia đối thoại với thanh niên được phép trình bày những đề xuất, kiến nghị của mình hay không?
Nội dung của buổi đối thoại với thanh niên theo quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2021/NĐ-CP bao gồm:
"1. Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.
2. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
3. Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.
4. Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
5. Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên."
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy khi tham gia đối thoại, ngoài những nội dung như việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định khác của pháp luật; hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với có quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên và vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên còn được phép trình bày những đề xuất, kiến nghị khác của mình trong buổi đối thoại với thanh niên.
Hoạt động đối thoại với thanh niên được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc đối thoại với thanh niên theo quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên,
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.
Đối thoại với thanh niên được tổ chức theo hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 13/2021/NĐ-CP, các hình thức đối thoại với thanh niên được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, cụ thể bao gồm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật quyết định. Theo đó, hoạt động đối thoại với thanh niên được tổ chức theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.
Để xây dựng chương trình đối thoại với thanh niên thì cần chuẩn bị nội dung như thế nào?
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 13/2021/NĐ-CP như sau:
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị được giao nhiệm vụ về công tác thanh niên chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp xây dựng kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên hằng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đối thoại với thanh niên trên cơ sở yêu cầu của các tổ chức thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của thanh niên, lựa chọn chủ đề và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để phục vụ xây dựng kế hoạch đối thoại.
Theo đó, kế hoạch, chương trình đối thoại với thanh niên theo quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2021/NĐ-CP gồm những nội dung chủ yếu sau:
(1) Kế hoạch đối thoại với thanh niên phải đảm bảo nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu: Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giải đáp vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên;
b) Thời gian:
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần;
Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Đoàn thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.
c) Địa điểm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, phù hợp với hình thức đối thoại để thanh niên tham gia đối thoại;
d) Nội dung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các tổ chức khác của thanh niên lựa chọn nội dung đối thoại quy định tại Điều 7 Nghị định này;
đ) Thành phần tham gia:
Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì đối thoại định kỳ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại theo yêu cầu của tổ chức thanh niên;
Thành phần tham gia đối thoại gồm: Đại diện Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; Đại diện các cơ quan chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên các cấp; Đại diện thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giới thiệu; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
e) Tổ chức thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại phân công nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch.
(2) Chương trình gồm các nội dung sau: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; nội dung chương trình; phân công thực hiện.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về nội dung, nguyên tắc, hình thức tổ chức và kế hoạch, chương trình của hoạt động đối thoại với thanh niên. Các tổ chức, cá nhân liên quan cần áp dụng những quy định trên để thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?