Thẩm tra viên thi hành án dân sự là công chức hay cán bộ? Những việc mà Thẩm tra viên không được làm?
Thẩm tra viên thi hành án dân sự là công chức hay cán bộ?
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về Thẩm tra viên như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên thì Thẩm tra viên là công chức.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Những việc nào mà Thẩm tra viên thi hành án dân sự không được làm?
Theo khoản 3 Điều 68 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Thẩm tra viên như sau:
Trách nhiệm của Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn Thẩm tra viên.
2. Khi tiến hành thẩm tra, kiểm tra, Thẩm tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thẩm tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;
b) Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;
c) Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;
d) Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;
e) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.
4. Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;
c) Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Theo đó, Thẩm tra viên thi hành án dân sự không được làm những việc sau đây:
- Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;
- Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;
- Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;
- Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự là công chức hay cán bộ? Những việc mà Thẩm tra viên không được làm? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên thi hành án dân sự không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp nào?
Theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Thẩm tra viên như sau:
Trách nhiệm của Thẩm tra viên
...
4. Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;
c) Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Theo đó, Thẩm tra viên thi hành án dân sự không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;
- Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?