Thẩm tra viên thi hành án dân sự chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực nào?
Thẩm tra viên thi hành án dân sự tham gia thẩm tra những vụ việc nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)
Trực tiếp hoặc tham gia thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Theo đó, Thẩm tra viên thi hành án dân sự sẽ trực tiếp hoặc tham gia thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực nào? (hình từ internet)
Trình độ của Thẩm tra viên thi hành án dân sự được quy định thế nào?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định chức danh này cần có trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | ● Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật. ● Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định.. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | ● Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | ● Đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên. |
Phẩm chất cá nhân | ● Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. ● Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. ● Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. ● Điềm tĩnh, cẩn thận. ● Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. ● Khả năng đoàn kết nội bộ. ● Phẩm chất khác. |
Các yêu cầu khác | ● Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. ● Nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra thi hành án dân sự, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo. ● Nắm vững quy trình giải quyết công việc, có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu. ● Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương liên quan đến công tác thi hành án dân sự. |
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có các quyền hạn nào?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các quyền hạn cụ thể như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định.
Như vậy, Thẩm tra viên thi hành án dân sự có các quyền hạn sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có các công việc chuyên môn, nghiệp vụ nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các công việc chuyên môn, nghiệp vụ sau:
- Thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo sự phân công của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; cơ quan thi hành án dân sự; đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình.
- Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
- Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc.
- Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
- Tham mưu trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?