Thẩm quyền yêu cầu thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội thuộc về ai? Việc thành lập Ủy ban lâm thời được tiến hành ra sao?
Thẩm quyền yêu cầu thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội thuộc về ai?
Tại Điều 78 Hiến pháp 2013 có quy định khi cần thiết Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Chiếu đến Điều 88 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định như sau:
Thành lập Ủy ban lâm thời
1. Ủy ban lâm thời được Quốc hội thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội;
b) Điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Chiếu theo quy định này thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội (hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu có đề nghị thành lập) sẽ có quyền đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời.
Đồng thời tại Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định chi tiết về quyền đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời của đại biểu Quốc hội như sau:
Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
2. Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết.
3. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.
5. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thẩm quyền yêu cầu thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội thuộc về ai? Việc thành lập Ủy ban lâm thời được tiến hành ra sao? (hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban lâm thời thuộc Quốc hội được quy định thế nào?
Tại Điều 89 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời
1. Ủy ban lâm thời gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Thành viên của Ủy ban lâm thời là đại biểu Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban lâm thời do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban lâm thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội giao. Báo cáo kết quả điều tra của Ủy ban lâm thời phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra. Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về kết quả điều tra của Ủy ban lâm thời.
3. Ủy ban lâm thời chấm dứt hoạt động sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Chiếu theo quy định trên, Ủy ban lâm thời thuộc Quốc hội bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Thành viên của Ủy ban lâm thời là đại biểu Quốc hội.
Việc thành lập Ủy ban lâm thời thuộc Quốc hội được tiến hành ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Quyết định thành lập Ủy ban lâm thời
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Ủy ban lâm thời;
b) Dự thảo nghị quyết về việc thành lập Ủy ban lâm thời.
Dự thảo nghị quyết quy định nhiệm vụ, quyền hạn, danh sách thành viên, phương thức hoạt động, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban lâm thời;
c) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình;
b) Quốc hội thảo luận;
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
d) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Như vậy, quy định việc thành lập Ủy ban lâm thời thuộc Quốc hội được thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình;
Bước 2: Quốc hội thảo luận;
Bước 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
Bước 4: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trước đây, tại Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định việc thành lập Ủy ban lâm thời thuộc Quốc hội được thực hiện theo 2 bước:
Trình tự thành lập Ủy ban lâm thời
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời.
2. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban lâm thời. Nghị quyết quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và số lượng thành viên, phương thức hoạt động, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban lâm thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?