Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa?
- Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc về ai?
- Thủ tục thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa?
- Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng
Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Thẩm quyền thỏa thuận
+ Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận đối với các công trình, hoạt động quốc phòng, an ninh có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thỏa thuận đối với công trình, các hoạt động động quốc phòng, an ninh có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương;
+ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với các công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, hành lang bảo vệ luồng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
+ Sở Giao thông vận tải thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với các công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, hành lang bảo vệ luồng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
+ Cảng vụ, Sở Giao thông vận tải (nơi chưa có Cảng vụ) thỏa thuận đối với hoạt động nạo vét cải tạo vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.
- Nội dung thỏa thuận
+ Đối với cầu vĩnh cửu, cầu tạm: vị trí xây dựng, kích thước khoang thông thuyền (chiều rộng, chiều cao tĩnh không);
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao, công trình thủy lợi, thủy điện kết hợp giao thông: vị trí xây dựng, kích thước khoang thông thuyền (chiều rộng, chiều cao tĩnh không, chiều dài, độ sâu ngưỡng âu);
+ Đối với đường dây, đường ống, công trình vượt qua luồng trên không: vị trí xây dựng, tĩnh không đường dây, đường ống, công trình vượt qua luồng;
+ Đối với công trình ngầm, đường ống, đường dây dưới đáy luồng: vị trí xây dựng; chiều sâu đến đỉnh công trình ngầm, đường ống, đường dây;
+ Đối với khu vực thi công công trình, khai thác tài nguyên, khoáng sản: vị trí, phạm vi khu vực khai thác, cao độ nạo vét, khai thác;
+ Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, đặt ngư cụ cố định đánh bắt thủy, hải sản; hoạt động thực hành đào tạo nghề; đặt nhà hàng nổi, khách sạn nổi; khu vực họp chợ, làng nghề, khu vui chơi, giải trí: vị trí, phạm vi hoạt động.
Thẩm quyền thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa
Thủ tục thỏa thuận về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa?
Theo Điều 38 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định:
Chủ đầu tư xây dựng công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này để thỏa thuận các nội dung liên quan đến đường thủy nội địa. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị thỏa thuận xây dựng công trình theo Mẫu số 24 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản vẽ mặt cắt công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông.
- Bản vẽ khu vực xây dựng công trình trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, hệ cao độ nhà nước. Trên bản vẽ thể hiện vị trí công trình và cao độ tự nhiên, địa hình, địa vật của sông, kênh đối với khu vực xây dựng công trình, các công trình liền kề (nếu có) và các tài liệu sau:
+ Đối với cầu vĩnh cửu, cầu tạm: số liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông, kênh;
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao, cầu nâng hạ, công trình thủy điện kết hợp giao thông: số liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng, chiều cao tĩnh không, chiều dài, độ sâu ngưỡng âu); phương án và công nghệ đóng, mở; bản vẽ thiết kế vị trí, vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện neo đậu khi chờ đợi qua công trình;
+ Đối với đường ống, đường dây, công trình vượt qua luồng trên không: bản vẽ, các số liệu về chiều cao tĩnh không, thể hiện điểm cao nhất của đường ống, đường dây (điểm thấp nhất của đường dây điện, tính cả hành lang an toàn lưới điện), công trình vượt qua luồng;
+ Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao trình đáy thiết kế luồng, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa;
+ Đối với công trình đập, thủy điện, thủy lợi: bình đồ và bản vẽ khu vực cảng, bến thủy nội địa hoặc khu vực chuyển tải tại thượng lưu và hạ lưu công trình; phương án bốc xếp, chuyển tải;
+ Đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình phong điện, nhiệt điện; bến phà, kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước của cảng.
- Đối với các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị thỏa thuận theo Mẫu số 24 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản vẽ thể hiện phạm vi khu vực hoạt động, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình liên quan ở khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa;
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định phạm vi, cao trình nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản (đối với hoạt động nạo vét cải tạo vùng nước cảng, bến thủy nội địa, luồng chuyên dùng vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; khai thác tài nguyên, khoáng sản).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này có văn bản thỏa thuận gửi chủ đầu tư.
Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng
Tại Điều 39 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư gửi thông báo bằng văn bản đến Chi cục đường thủy nội địa khu vực (đối với công trình trên đường thủy nội địa quốc gia, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia), Sở Giao thông vận tải (đối với công trình trên đường thủy nội địa địa phương, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương).
- Nội dung thông báo
+ Tên công trình;
+ Vị trí (lý trình, địa danh, tọa độ);
+ Các thông số chính của công trình;
+ Thời gian bắt đầu khai thác.
- Thông báo đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng theo Mẫu số 25 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?