Thẩm quyền quyết định luân chuyển công chức cấp tỉnh được quy định thế nào? Việc nhận xét công chức cấp tỉnh luân chuyển thực hiện khi nào?
Kế hoạch luân chuyển công chức cấp tỉnh được xây dựng căn cứ vào đâu và gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch luân chuyển như sau:
Kế hoạch luân chuyển
1. Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau:
a) Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
b) Hình thức luân chuyển;
c) Địa bàn luân chuyển;
d) Thời hạn luân chuyển;
đ) Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
e) Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
g) Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
2. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
Theo đó, căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch luân chuyển công chức cấp tỉnh gồm những nội dung sau:
- Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
- Hình thức luân chuyển;
- Địa bàn luân chuyển;
- Thời hạn luân chuyển;
- Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
- Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
- Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
Thẩm quyền quyết định luân chuyển công chức cấp tỉnh được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định luân chuyển công chức cấp tỉnh được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
1. Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
2. Trách nhiệm thực hiện:
a) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
c) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
d) Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
đ) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
e) Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.
Theo quy định trên, thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
Việc nhận xét và đánh giá đối với công chức cấp tỉnh luân chuyển được thực hiện khi nào?
Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
1. Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển đến; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Khi hết thời gian luân chuyển:
a) Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển;
b) Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá.
Theo đó, định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành nhận xét, đánh giá công chức cấp tỉnh luân chuyển đến và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?