Thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp thuộc về ai? Trình tự, thủ tục nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao?
Thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp thuộc về ai?
Căn cứ vào Thông tư 12/2021/TT-BQP sửa đổi Thông tư 170/2016/TT-BQP ngày 30/10/2016 quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Tại Điều 9 Thông tư 170/2016/TT-BQP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP quy định về thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm; kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Nâng loại quân nhân chuyên nghiệp;
d) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên;
đ) Nâng loại công nhân quốc phòng, thăng hạng viên chức quốc phòng;
e) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Thượng tá và đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8a, khoản 2 Điều 8b Thông tư này.
2. Thẩm quyền của Tổng Tham mưu trưởng:
a) Thực hiện thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 3 Điều này đối với Bộ Tổng Tham mưu và doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Quyết định phê duyệt danh sách kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ từ một năm (đủ 12 tháng) đến không quá 5 năm đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trừ các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80; thăng cấp bậc quân hàm từ Trung úy đến Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20;
c) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống gồm:
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ dưới một năm;
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ từ một năm (đủ 12 tháng) đến không quá 5 năm sau khi có quyết định phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Cấp có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm, nâng lương đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó.
5. Cấp có thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, thăng quân hàm đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, cho thôi phục vụ trong quân đội đối với công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó”.
Vậy Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp.
Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có quyền nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80.
Thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 170/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều Thông tư 12/2021/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến thời hạn nâng lương hoặc đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng loại, chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; thăng hạng viên chức quốc phòng; quân nhân chuyên nghiệp có nguyện vọng kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ báo cáo trực tiếp người chỉ huy đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương;
b) Cấp ủy, chỉ huy đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra, xét duyệt và đề nghị cấp trên trực tiếp bằng văn bản theo phân cấp quản lý;
c) Quân lực cấp trung đoàn và tương đương có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định đề nghị nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm, nâng loại, chuyển nhóm, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng của đơn vị thuộc quyền; thông qua hội đồng tiền lương trừ kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ; báo cáo cấp ủy, chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương xét duyệt, đề nghị cấp trên trực tiếp bằng văn bản đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định đề nghị của đơn vị cấp dưới trực tiếp; thông qua hội đồng tiền lương trừ kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ; báo cáo cấp ủy, chỉ huy đơn vị:
- Quyết định nâng lương, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
- Báo cáo đề nghị nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng: Cục Quân lực tiếp nhận báo cáo đề nghị của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, thẩm định, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
3. Quyết định của cấp thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sau khi nhận được quyết định, chậm nhất 15 ngày làm việc, chỉ huy các cấp (cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương) phải tổ chức công bố và trao quyết định cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Trường hợp đặc biệt do người chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương xem xét, quyết định.
Như vậy, trình tự, thủ tục việc nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp được quy định nêu trên.
Hồ sơ và thời gian thực hiện việc nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp như thế nào?
Căn cứu vào Điều 13 Thông tư 170/2016/TT-BQP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP như sau:
Hồ sơ và thời gian thực hiện
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị của người chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên đến cấp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Danh sách đề nghị nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
c) Bản sao các tài liệu liên quan đến nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Thời gian thực hiện:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xét, quyết định nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng; cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 9 Thông tư này vào tháng 7 hằng năm.
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng xét, quyết định kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này vào tháng cuối hằng quý; đơn vị báo cáo đề nghị về Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Quân lực) trước 3 tháng (90 ngày) tính đến thời điểm quân nhân chuyên nghiệp hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm.
c) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xét, quyết định nâng lương, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, chuyển nhóm công nhân và viên chức quốc phòng; cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư này vào tháng 7 hằng năm.
d) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu được cấp có thẩm quyền xét nâng lương trước thời hạn. Việc xét nâng lương trước thời hạn thực hiện vào tháng cuối hằng quý.
Như vậy, hồ sơ nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:
- Văn bản đề nghị của người chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên đến cấp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Danh sách đề nghị nâng lương quân nhân chuyên nghiệp
- Bản sao các tài liệu liên quan đến nâng lương quân nhân chuyên nghiệp.
Thời gian thực hiện hiện việc xét nâng lương với quân nhân chuyên nghiệp la tháng 7 hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?