Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình trong trường hợp một bên ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Thủ tục ly hôn thuận tình đối với trường hợp vợ (người Việt Nam) hiện đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản còn chồng hiện đang sinh sống tại Việt Nam? Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình trong trường hợp một bên ở nước ngoài được quy định như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình?

Có được ly hôn khi ở nước ngoài theo quy định hiện nay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình cụ thể như sau:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình (Hình từ Internet)

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình trong trường hợp một bên ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

"Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
...
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân."

Đồng thời tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

"Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này."

Tại điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

"Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
...
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
...
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
..."

Theo quy định trên thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục ly hôn thuận tình được tiến hành như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ly hôn thuận tình của vợ chồng có thể được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có thẩm quyền được phân tích trên.

Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án

Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)."

Theo đó sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

"Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."

Bước 4: Ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình

Căn cứ Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

"Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản."

Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận ly hôn thuận tình có hiệu lực pháp luật.

Tải về mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023: Tại Đây

Ly hôn thuận tình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đã làm thủ tục ly hôn thuận tình và chồng nhưng chồng không ra Tòa án thì phải làm thế nào?
Pháp luật
Con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân thì có phải con chung không? Trình tự thủ tục ly hôn thuận tình được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Nộp đơn ly hôn thuận tình ở đâu khi vợ chồng sống khác thành phố? Nội dung đơn ly hôn thuận tình bao gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Nộp đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình đơn ở tòa án nơi tạm trú được không? Điều kiện tách khẩu sau khi ly hôn thuận tình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình trong trường hợp một bên ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ly hôn thuận tình
1,285 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ly hôn thuận tình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn thuận tình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào