Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?
- Đơn vị nào có trách nhiệm chi trả chế độ bồi dưỡng cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự?
- Trường hợp Thẩm phán chủ toạ phiên tòa sơ thẩm không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án thì ai sẽ thay thế?
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu?
Chế độ bồi dưỡng đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:
Chế độ bồi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:
a) Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
b) Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
c) Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
d) Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
đ) Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
e) Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
g) Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
h) Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng là 90.000 đồng/ngày thực tế.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm chi trả chế độ bồi dưỡng cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự?
Trách nhiệm chi trả chế độ bồi dưỡng cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:
Nguồn kinh phí
1. Nguồn kinh phí để chi trả chế độ quy định tại Điều 2 Quyết định này được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng được quy định như sau:
a) Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc mở phiên họp giải quyết việc dân sự chi trả đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng. Tòa án quân sự ra quyết định đưa vụ án ra xét xử chi trả cho cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo đến phiên tòa;
b) Viện kiểm sát chi trả đối với Kiểm sát viên;
c) Cơ quan Công an cử cán bộ, chiến sỹ công an bảo vệ phiên tòa, cảnh sát dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng chi trả đối với người được cử.
Như vậy, theo quy định, Tòa án ra quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử là đơn vị có trách nhiệm chi trả chế độ bồi dưỡng cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Trường hợp Thẩm phán chủ toạ phiên tòa sơ thẩm không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án thì ai sẽ thay thế?
Việc thay thế Thẩm phán chủ toạ phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 226 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ phiên tòa không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
2. Trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Như vậy, theo quy định, trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ phiên tòa không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
Trường hợp không có Thẩm phán để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?