Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật?
Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Công tác xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.
3. Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm bảo đảm cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
4. Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
5. Lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật cố ý lồng ghép, đưa vào hoặc không đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật các quy định với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người hoặc lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp mà lợi ích đó có tính chất không chính đáng, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Nhân dân.
...
Như vậy, tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật? (Hình từ Internet)
Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi nào?
Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật được quy định tại Điều 5 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024, bao gồm các hành vi sau:
(1) Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ.
(2) Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
(3) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
(4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
(5) Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật.
(6) Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đảng viên có trách nhiệm gì khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 như sau:
Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
1. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tham mưu, đề xuất trong công tác xây dựng pháp luật:
a) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.
b) Nắm vững chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tình hình thực tiễn về các vấn đề có liên quan đến chính sách mà mình tham mưu, đề xuất. Bảo đảm khách quan, minh bạch, công tâm, kịp thời, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất về công tác xây dựng pháp luật.
c) Chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất và được bảo lưu ý kiến trong công tác xây dựng pháp luật
d) Kịp thời báo cáo lãnh đạo xử lý trong trường hợp còn ý kiến khác nhau và biết có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật.
đ) Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
...
Như vậy, đảng viên phải kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền xử lý khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?