Thẩm định viên về giá hành nghề cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Thẩm định viên về giá hành nghề có các quyền hạn gì?
Thẩm định viên về giá hành nghề cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Giá 2012 quy định thẩm định về về giá hành nghề như sau:
Thẩm định viên về giá hành nghề
1. Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Quyền và nghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 37 của Luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 34 Luật Giá 2012 quy định về thẩm định viên về giá như sau:
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối chiếu quy định trên, để trở thành thẩm định viên về giá hành nghề cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Thẩm định viên về giá hành nghề (Hình từ Internet)
Thẩm định viên về giá hành nghề có các quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Giá 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
1. Quyền của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, thẩm định viên về giá hành nghề có các quyền:
- Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
- Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
- Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
- Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 37 Luật Giá 2012 quy định nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề
...
2. Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;
c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;
d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;
đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?