Thẩm định đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước gồm các nội dung nào? Trình tự thẩm định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được thực hiện ra sao?
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được xác định như thế nào?
- Thẩm định đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước gồm các nội dung nào?
- Trình tự thẩm định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện thế nào?
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được xác định như thế nào?
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định thì:
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết
1. Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết.
Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được xác định căn cứ theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2. Thẩm quyền thẩm định đề cương và dự toán chi tiết.
a) Người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết thành lập hội đồng thẩm định hoặc giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối thẩm định (gọi chung là đơn vị đầu mối thẩm định);
b) Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc theo phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại địa phương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của người có thẩm quyền tại các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết;
d) Trường hợp đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này thành lập hội đồng thẩm định hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết có thể giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc thẩm định.
Theo đó, về thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được xác định căn cứ theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Còn đối với thẩm quyền thẩm định đề cương và dự toán chi tiết sẽ do người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết thành lập hội đồng thẩm định hoặc giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối thẩm định (hay còn gọi là đơn vị đầu mối thẩm định).
Thẩm định đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước gồm các nội dung nào?
Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT có quy định về nội dung thẩm định đề cương và dự toán chi tiết như sau:
(1) Nội dung thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ.
- Sự phù hợp của việc lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ;
- Sự phù hợp của phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật;
- Sự phù hợp của phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan (nếu có).
(2) Sự phù hợp của việc áp dụng, vận dụng các định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí đã quy định có liên quan đến các chi phí nêu tại dự toán chi tiết;
(3) Sự phù hợp giữa khối lượng thuyết minh nêu trong đề cương với khối lượng trong dự toán chi tiết;
(4) Các nội dung khác của đề cương và dự toán chi tiết theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT.
Trình tự thẩm định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện thế nào?
Về trình tự thẩm định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT như sau:
Trình tự thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết
1. Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết
a) Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị đầu mối thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và không bao gồm thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết bao gồm thời gian lấy ý kiến thẩm định của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này và thời gian lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 2 Điều này (nếu có);
c) Trường hợp cần yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thêm về nội dung đề cương và dự toán chi tiết, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị đầu mối thẩm định có văn bản yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung hoặc giải trình. Thời gian thẩm định được tính từ khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trình tự thẩm định đề cương và dự toán chi tiết
a) Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định đề cương và dự toán chi tiết theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đơn vị đầu mối thẩm định lấy ý kiến thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
c) Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất phức tạp của từng công việc và nội dung chi, đơn vị đầu mối thẩm định có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn đề lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến chuyên gia (nếu cần thiết).
Từ quy định nêu trên thì trình tự thẩm định đề cương và dự toán chi tiết sẽ được thực hiện như sau:
- Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định đề cương và dự toán chi tiết theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT
- Đơn vị đầu mối thẩm định lấy ý kiến thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT
- Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất phức tạp của từng công việc và nội dung chi, đơn vị đầu mối thẩm định có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn đề lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến chuyên gia (nếu cần thiết).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?