Tết Trông trăng là gì? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu? Đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trông trăng?
Tết trông trăng là gì? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu?
Tết Trông trăng hay còn gọi là Tết Trung thu, là một lễ hội truyền thống của người Việt Nam diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người sum họp gia đình, thưởng thức bánh trung thu, rước đèn và cùng nhau ngắm trăng tròn.
Tết Trông trăng năm nay sẽ rơi vào Thứ ba - ngày 17/9 dương lịch.
Tải về Xem chi tiết Thư chúc Tết Trung thu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tết trông trăng là gì? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu? Đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trông trăng? (Hình từ Internet)
Theo Công văn 3099: Thực hiện đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trông trăng diễn ra như thế nào?
Thực hiện đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trông trăng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 3099/BLĐTBXH-CTE năm 2024 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp một số nội dung cụ thể như sau:
(1) Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em.
Trong đó quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
(2) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm; phối hợp tổ chức hoạt động gắn kết các giá trị truyền thống của Tết Trung thu với các sự kiện quảng bá du lịch, sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền, địa phương.
Đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động vui chơi thu hút, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng kinh tế - xã hội khó khăn được tham gia.
(3) Chú trọng bảo vệ sức khỏe trẻ em nhất là vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em.
Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em (phụ lục kèm theo) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 27/9/2024.
Tết Trông trăng có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì rằm tháng 8 hay Tết Trung thu, Tết Trông trăng không phải là một trong những ngày lễ lớn trong năm.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về các ngày nghỉ lễ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Từ quy định trên thì có thể thấy, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 12 ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, Tết Trông trăng không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.
Lưu ý: Nếu có nhu cầu, người lao động vẫn có thể dùng phép năm xin nghỉ vào ngày Tết Trông trăng hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?