Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào?
- Buôn bán hàng hóa có nhãn hàng hóa không ghi đủ thành phần, thành phần định lượng bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu nếu giá trị hàng hóa vi phạm là 100 triệu đồng?
Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
Theo Phụ lục I Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Phụ lục này bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) thì thành phần của hàng hóa là một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa đối với một số nhóm hàng hóa.
Cũng theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, theo đó:
Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, đối với những hàng hóa mà theo Phụ lục I quy định là bắt buộc phải có nội dung thành phần trên nhãn thì nội dung này phải được thể hiện bằng tiếng Việt trừ khi hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Theo đó, nếu tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh mà không bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt.
Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào? (Hình từ Internet)
Cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có quy định về cách ghi thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa như sau:
Về ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
Về ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
Một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng được quy định như sau:
- Thực phẩm: ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
+ Thành phần là chất phụ gia: ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);
+ + Chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu: ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”;
++ Chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: "tự nhiên", "giống tự nhiên", “tổng hợp”; "nhân tạo";
++ Trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);
- Thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế: ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.
- Mỹ phẩm: ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia.
- Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng: ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.
Thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa có cách ghi khác thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Phụ lục này bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP).
Ví dụ như:
Đối với trường hợp lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa thì ghi là một thành phần của hàng hóa đó.
Hoặc đối với thức ăn thủy sản là dạng thức ăn hỗn hợp thì thành phần định lượng gồm: Độ ẩm; Protein thô; Béo thô; Xơ thô; Phot pho tổng số; Lysine tổng số; Chất bảo bảo quản nếu có: Ethoxyquin, Dibutylhydroxytoluene, BHT (Butylated hydroxyl toluene), BHA (Butylated hydroxyl Anisole).
Dược liệu thì ghi khối lượng của dược liệu.
…
Buôn bán hàng hóa có nhãn hàng hóa không ghi đủ thành phần, thành phần định lượng bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu nếu giá trị hàng hóa vi phạm là 100 triệu đồng?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 8 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49 và khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP thì:
Hành vi buôn bán hàng hóa có nhãn hàng hóa không ghi đủ thành phần, thành phần định lượng bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu nếu giá trị hàng hóa vi phạm là 100 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với tổ chức vi phạm, nếu là cá nhân mức phạt chỉ bằng ½ so với tổ chức (khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP).
Ngoài ra, trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên sau: buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa.
Đồng thời, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?