Tem bưu chính sau khi nhận bàn giao để đưa vào lưu trữ thì được tiến hành thực hiện những công đoạn nào? Kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính được lấy từ đâu?
- Tem bưu chính sau khi nhận bàn giao để đưa vào lưu trữ thì được tiến hành thực hiện những công đoạn nào?
- Tem bưu chính được đóng gói để đưa vào lưu trữ quốc gia được thực hiện như thế nào?
- Tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 trở đi thì được lập bao nhiêu bộ hồ sơ lưu trữ tem bưu chính?
- Kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia được lấy từ đâu?
Tem bưu chính sau khi nhận bàn giao để đưa vào lưu trữ thì được tiến hành thực hiện những công đoạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 27/2014/TT-BTTTT, có quy định về tiếp nhận, đếm, kiểm tài liệu lưu trữ như sau:
Tiếp nhận, đếm, kiểm tài liệu lưu trữ
1. Tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan sau khi nhận bàn giao từ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được tiến hành thực hiện các công đoạn dưới đây:
a) Kiểm tra chất lượng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Đếm kiểm số lượng theo quy định tại Điều 8 (đối với tem bưu chính giai đoạn trước năm 2015) và Điều 9 (Đối với tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 trở đi) của Thông tư này;
c) Bổ sung các tài liệu quy định tại điểm đ, e, g, h và i, khoản 2, Điều 9 (đối với tem bưu chính Việt Nam từ năm 2015 trở đi) của Thông tư này;
d) Sắp xếp theo thứ tự quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
2. Tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan được đựng trong bìa hồ sơ tem bưu chính (Phụ lục 2).
Như vậy, theo quy định trên thì tem bưu chính sau khi nhận bàn giao để đưa vào lưu trữ thì được tiến hành thực hiện những công đoạn sau:
- Kiểm tra chất lượng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2014/TT-BTTTT;
- Đếm kiểm số lượng theo quy định tại Điều 8 (đối với tem bưu chính giai đoạn trước năm 2015) và Điều 9 (Đối với tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 trở đi) của Thông tư 27/2014/TT-BTTTT;
- Bổ sung các tài liệu quy định tại điểm đ, e, g, h và i, khoản 2, Điều 9 (đối với tem bưu chính Việt Nam từ năm 2015 trở đi) của Thông tư 27/2014/TT-BTTTT;
- Sắp xếp theo thứ tự quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 9 Thông tư 27/2014/TT-BTTTT.
Tem bưu chính (Hình từ Internet)
Tem bưu chính được đóng gói để đưa vào lưu trữ quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 27/2014/TT-BTTTT, có quy định về đóng gói như sau:
Đóng gói
1. Tem bưu chính được đóng gói như sau:
a) Các tờ tem của bộ tem được lót trên và dưới bằng giấy chống dính;
b) Dùng giấy trắng đúp lếch (duplex) định lượng 220g/m2 có khuôn khổ bằng tờ tem để lót trên và dưới các tờ tem;
c) Các tờ tem được băng bằng giấy trắng (bề ngang 3-5cm) theo hình chữ thập bên ngoài để giữ chặt, tránh xô, lệch trong quá trình bảo quản.
2. Toàn bộ tem bưu chính, hồ sơ mẫu thiết kế và tài liệu có liên quan được đựng trong các phong bì riêng biệt cho từng loại có khuôn khổ 225 x 325 mm.
Như vậy, theo quy định trên thì tem bưu chính được đóng gói để đưa vào lưu trữ quốc gia được thực hiện như sau:
- Các tờ tem của bộ tem được lót trên và dưới bằng giấy chống dính;
- Dùng giấy trắng đúp lếch (duplex) định lượng 220g/m2 có khuôn khổ bằng tờ tem để lót trên và dưới các tờ tem;
- Các tờ tem được băng bằng giấy trắng (bề ngang 3-5cm) theo hình chữ thập bên ngoài để giữ chặt, tránh xô, lệch trong quá trình bảo quản.
Tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 trở đi thì được lập bao nhiêu bộ hồ sơ lưu trữ tem bưu chính?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 27/2014/TT-BTTTT, có quy định về lập hồ sơ lưu trưc tem bưu chính như sau:
Lập hồ sơ lưu trữ tem bưu chính
1. Một bộ tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 trở đi được lập 01 hồ sơ lưu trữ tem bưu chính.
2. Hồ sơ lưu trữ tem bưu chính đưa vào lưu trữ được lập theo trình tự và nội dung quy định tại Hướng dẫn lập hồ sơ lưu trữ tem bưu chính (Phụ lục 3).
Như vậy, theo quy định trên thì Tem bưu chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 trở đi thì được lập 01 bộ hồ sơ lưu trữ tem bưu chính.
Kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia được lấy từ đâu?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 27/2014/TT-BTTTT, có quy định về kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia tại Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia tại Bộ Thông tin và Truyền thông
Kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia được bố trí trong nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông và được sử dụng vào các công việc sau đây:
a) Sửa chữa, cải tạo kho tem bưu chính lưu trữ;
b) Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tem bưu chính lưu trữ;
c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản, thống kê, đảo tem trong kho tem bưu chính lưu trữ quốc gia;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa công tác lưu trữ.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí cho công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia được bố trí trong nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông và được sử dụng vào các công việc sau:
- Sửa chữa, cải tạo kho tem bưu chính lưu trữ;
- Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tem bưu chính lưu trữ;
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản, thống kê, đảo tem trong kho tem bưu chính lưu trữ quốc gia;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa công tác lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?