Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai có bị tính giá dịch vụ phao neo tại cảng biển không?

Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai có bị tính giá dịch vụ phao neo tại cảng biển không? Đơn vị tính và cách làm tròn để xác định giá dịch vụ tại cảng biển được quy định như thế nào?

Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai có bị tính giá dịch vụ giá dịch vụ phao neo không?

Theo Điều 3 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT hướng dẫn như sau:

- Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:

+ Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển Việt Nam;

+ Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;

+ Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

+ Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thủy nội địa vào, rời khu vực hàng hải.

- Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:

+ Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

+ Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

+ Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;

+ Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

+ Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.

- Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.

- Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.

Giá dịch vụ tại cảng biển

Giá dịch vụ tại cảng biển

Nguyên tắc xác định giá dịch vụ tại cảng biển

Theo Điều 4 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT hướng dẫn nguyên tắc xác định giá dịch vụ tại cảng biển như sau:

- Biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, chất lượng dịch vụ và tình hình thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển quyết định mức giá cụ thể thuộc khung giá được ban hành theo quy định tại Thông tư này.

- Các mức giá của khung giá quy định tại Thông tư này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển khi tính giá dịch vụ phải sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Đơn vị tính và cách làm tròn để xác định giá dịch vụ tại cảng biển

Theo Điều 6 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT hướng dẫn đơn vị tính và cách làm tròn như sau:

- Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ tại cảng biển.

- Đối với tàu thuyền không ghi GT chọn phương thức quy đổi có dung tích GT lớn nhất, được quy đổi như sau:

+ Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT;

+ Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;

+ Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền tính bằng 06 GT;

+ Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT;

+ Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: tính bằng tổng dung tích của cả đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn, bao gồm: sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.

- Đơn vị tính công suất máy: công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW tính tròn là 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.

- Đơn vị thời gian:

+ Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;

+ Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

- Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì) là tấn hoặc mét khối (m3); phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính bằng 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính giá là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.

- Đơn vị khoảng cách tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải là hải lý (HL); phần lẻ dưới 01 HL tính bằng 01 HL.

- Đơn vị tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo đối với tàu thuyền là mét (m) cầu, bến, phao neo; phần lẻ dưới 01 m tính bằng 01 m.

Như vậy, tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.

Tàu thuyền
Giá dịch vụ tại cảng biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu công vụ là gì? Tàu công vụ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn nào?
Pháp luật
Việc truyền phát thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền được thực hiện như thế nào? Nội dung thông tin được truyền phát gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp tài khoản truy cập thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền hiện nay?
Pháp luật
Loại tàu biển nào phải được lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa? Miễn trừ việc lắp đặt thiết bị này đối với loại tàu biển nào?
Pháp luật
Thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền có những loại nào? Khi khai thác, sử dụng thông tin này cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hoa tiêu chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền chạy ngược chiều thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt thì hoa tiêu bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được cấp Giấy phép xuống tàu? Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu được quy định thế nào?
Pháp luật
Mục đích sử dụng thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền là gì? Chế độ hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thuyền
535 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thuyền Giá dịch vụ tại cảng biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào