Tàu thuyền có thời gian neo chờ không đón trả khách hoặc không hoạt động dịch vụ trong bao lâu thì phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ?
- Tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc đón trả khách, không hoạt động dịch vụ trong bao lâu thì phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ?
- Tàu thuyền neo chờ mà không đón trả khách có được miễn phí trọng tải tàu, thuyền không?
- Người nộp phí được miễn phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu, thuyền trong trường hợp nào?
Tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc đón trả khách, không hoạt động dịch vụ trong bao lâu thì phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ?
Đối chiếu theo quy định tại Điều 66 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền:
Theo đó, tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc không đón trả khách, không hoạt động dịch vụ từ 30 ngày trở lên phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ gửi Cảng vụ hàng hải khu vực phê duyệt.
Trong đó, phương án cho tàu thuyền neo chờ gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tên tàu thuyền;
- Chủ sở hữu và người quản lý, khai thác tàu thuyền;
- Đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền;
- Lý do neo chờ;
- Thời gian và địa điểm dự kiến neo chờ;
- Số lượng thuyền viên trên tàu trong thời gian tàu thuyền neo chờ;
- Biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu;
- Biện pháp ứng phó sự cố cho tàu thuyền.
Lưu ý: Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, quyết định số lượng thuyền viên trên tàu và phê duyệt phương án an toàn neo chờ của tàu thuyền.
Tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc không đón trả khách, không hoạt động dịch vụ trong bao lâu thì phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền neo chờ mà không đón trả khách có được miễn phí trọng tải tàu, thuyền không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 261/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 74/2021/TT-BTC phí trọng tải tàu, thuyền:
Phí trọng tải tàu, thuyền
...
3. Người nộp phí được miễn phí trọng tải tàu, thuyền trong các trường hợp sau:
a) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để: (i) tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách; (ii) chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển không gắn với hoạt động thương mại theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; (iii) tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai, bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực hàng hải để vận chuyển khí tài, trang thiết bị, vật tư, phụ tùng mua sắm hoặc hàng viện trợ cho lực lượng vũ trang nhân dân; thăm chính thức hoặc xã giao theo lời mời của Nhà nước Việt Nam; tàu chở thanh thiếu niên nước ngoài đến khu vực hàng hải để giao lưu văn hóa, thể thao theo lời mời của cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ Việt Nam.
c) Xuồng hoặc ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu nước, vùng nước chở hành khách vào, rời cảng.
d) Sà lan Lash hoạt động tại khu vực hàng hải cùng tàu Lash.
đ) Tàu thuyền quá cảnh đi Campuchia.
e) Tàu thuyền xuất cảnh đi Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương - Thường Phước được cảng vụ đường thủy nội địa làm thủ tục cho tàu thuyền tại bến, cảng thủy nội địa trước đó và đã thu phí, lệ phí áp dụng tại bến, cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC.
g) Tàu thuyền hành trình đến vị trí kiểm dịch hoặc cách ly tại khu vực hàng hải khác (nơi có đủ điều kiện kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền quy định) theo điều động của cảng vụ hàng hải để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, việc miễn phí trọng tải tàu, thuyền chỉ áp dụng đối với trường hợp tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón trả khách.
Người nộp phí được miễn phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu, thuyền trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 261/2016/TT-BTC về phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước
Theo đó, người nộp phí được miễn phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu, thuyền trong các trường hợp sau:
- Chờ thủy triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng.
- Chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy định hạn chế chạy đêm.
- Tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho hành trình của tàu, cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải.
- Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm được huy động tham gia vụ việc cho đến khi kết thúc vụ việc.
- Tàu thuyền trong thời gian phải neo chờ để thực hiện việc kiểm dịch y tế trước khi đưa tàu thuyền vào cầu cảng thực hiện xếp, dỡ hàng hóa, đón, nhận trả khách hoặc trong thời gian tàu thuyền bị buộc phải neo đậu cách ly tại vị trí chỉ định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?