Tàu thủy lưu trú du lịch có bắt buộc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới không?

Tàu thủy lưu trú du lịch có bắt buộc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới không? Nếu quy định bắt buộc phải thay mà không thực hiện thì bị phạt bao nhiêu? Câu hỏi của chị Tâm (Hải Phòng).

Tàu thủy lưu trú du lịch là gì?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như sau:

Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

Theo quy định này, tàu thủy lưu trú du lịch được hiểu là phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

Tàu thủy lưu trú du lịch

Tàu thủy lưu trú du lịch (hình từ Internet)

Tàu thủy lưu trú du lịch có phải cơ sở lưu trú du lịch không?

Căn cứ Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Theo quy định này, tàu thủy lưu trú du lịch là một trong các loại hình cơ sở lưu trú du lịch và sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch.

Tàu thủy lưu trú du lịch có bắt buộc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới không?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch
3. Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.
4. Điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định này.

Đồng thời căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
...
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Đối chiếu với quy định này, ngoài việc phải đảm bảo các quy định về cơ sở lưu trú du lịch, thương nhân kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch còn buộc phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch, trong đó có việc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Thương nhân kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch không thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;
c) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;
d) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách mới;
đ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.
...

Theo đó, nếu thương nhân kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch không thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền này chỉ áp dụng khi thương nhân vi phạm quy định trên là cá nhân, đối với tổ chức mức xử lý hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Tàu thủy lưu trú du lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không? Muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch được chia thành mấy hạng và việc xếp hạng tàu thủy lưu trú dựa vào đâu? Hồ sơ công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với tàu thủy lưu trú được quy định ra sao?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch có bắt buộc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch không có phòng ngủ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở bị đình chỉ hoạt động bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Niên hạn sử dụng và năm đóng đối với tàu thủy lưu trú du lịch được phép nhập khẩu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch cần đảm bảo những yêu cầu gì về thiết bị tiện nghi, thiết kế kiến trúc, dịch vụ và mức độ phục vụ, người quản lý, nhân viên phục vụ và thuyền viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thủy lưu trú du lịch
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
692 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thủy lưu trú du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu thủy lưu trú du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào