Tàu ngầm nước ngoài khi vào hoạt động trên lãnh hải Việt Nam có bắt buộc phải ở trạng thái nổi trên mặt nước không?
- Tàu ngầm nước ngoài khi vào hoạt động trên lãnh hải Việt Nam có bắt buộc phải ở trạng thái nổi trên mặt nước không?
- Giới hạn về độ tuổi tàu ngầm được đăng ký tại Việt Nam theo quy định là bao nhiêu?
- Tàu ngầm nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam mà không ở trạng thái nổi lên mặt nước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Tàu ngầm nước ngoài khi vào hoạt động trên lãnh hải Việt Nam có bắt buộc phải ở trạng thái nổi trên mặt nước không?
Căn cứ Điều 29 Luật biển Việt Nam 2012 quy định về hoạt động của tàu ngầm nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam như sau:
Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam
Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Đồng thời, căn cứ Điều 8 Nghị định 16/2018/NĐ-CP quy định về yêu cầu chung đối với tàu thuyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Yêu cầu chung đối với tàu thuyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam
...
3. Khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.
4. Khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm có các nghĩa vụ sau:
a) Mang đầy đủ tài liệu hồ sơ kỹ thuật liên quan đến tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền và hàng hóa chở trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt heo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
...
Như vậy, theo quy định trên, tàu ngầm nước ngoài hoạt động trong lãnh hải của Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch.
Trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Tàu ngầm nước ngoài khi vào hoạt động trên vùng biển Việt Nam có bắt buộc phải ở trạng thái nổi trên mặt nước không? (Hình từ Internet)
Giới hạn về độ tuổi tàu ngầm được đăng ký tại Việt Nam theo quy định là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định về giới hạn tuổi tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam như sau:
Giới hạn tuổi tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam
1. Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng khi đăng ký tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
a) Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: không quá 10 năm;
b) Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: không quá 15 năm
...
Như vậy, tàu ngầm nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ có độ tuổi hoạt động không quá 10 năm.
Tàu ngầm nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam mà không ở trạng thái nổi lên mặt nước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hoạt động ở trạng thái nổi của tàu ngầm nước ngoài, phương tiện đi ngầm như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động ở trạng thái nổi của tàu ngầm, phương tiện đi ngầm
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu ngầm và phương tiện đi ngầm của nước ngoài không ở trạng thái nổi trên mặt nước khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm của nước ngoài hoạt động nổi trên mặt nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên, tàu ngầm nước ngoài hoạt động không ở trạng thái nổi trên mặt nước khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000. Trừ trường hợp được Chính phủ Việt Nam cho phép hoạt động.
Đồng thời, tầu ngầm nước ngoài phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tàu ngầm hoạt động nổi trên mặt nước.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng với cá nhân nước ngoài. Trường hợp tổ chức nước ngoài vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?