Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không?
- Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản có thuộc khu vực cấm thực hiện khai thác thủy sản có thời hạn khi đáp ứng điều kiện gì?
- Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không?
- Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản bị xử lý hành chính thế nào?
Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản có thuộc khu vực cấm thực hiện khai thác thủy sản có thời hạn khi đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn cần đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;
- Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;
- Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;
- Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
Theo đó, vùng biển ven Đảo Cô Tô thuộc Danh mục khu vực cấm khai thác có thời hạn và việc khai thác thủy sản tại vùng này từ ngày 01/04 đến 30/06 hàng năm là hành vi vi phạm pháp luật.
Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không? (hình từ Internet)
Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không?
Theo Phụ lục III Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT bị thay thế bởi Phụ lục III Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục khu vự cấm khai thác có thời hạn như sau:
Theo đó, vùng biển ven Đảo Cô Tô thuộc Danh mục khu vự cấm khai thác có thời hạn và việc khai thác thủy sản sẽ bị cấm từ ngày 01/04 đến 30/06 hàng năm.
Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản bị xử lý hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản
1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
2. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo quy định này, mức xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản sẽ phụ thuộc vào chiều dài của tàu cá, tàu có chiều dài càng lớn thì mức xử lý hành chính càng cao, cụ thể:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
Lưu ý mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản, với tổ chức mức phạt vi phạm sẽ nhân hai theo quy định tai khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP
Ngoài ra, tùy thuộc trường hợp cụ thể, tàu cá vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản còn bị áp dụng biện pháp phạt bổ sung và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định gồm:
+ Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản.
+ Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?