Tàu biển không đến được cảng trả hàng và không có khả năng chờ đợi để đến cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì xử lý như thế nào?
- Tàu biển không đến được cảng trả hàng và không có khả năng chờ đợi để đến cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì xử lý như thế nào?
- Việc dỡ hàng trên tàu biển do ai quyết định?
- Hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì giá dịch vụ vận chuyển được tính như thế nào?
- Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, lưu kho và xử lý tiền bán đấu giá hàng hóa
Tàu biển không đến được cảng trả hàng và không có khả năng chờ đợi để đến cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì xử lý như thế nào?
Theo Điều 186 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về cảng thay thế như sau:
- Khi tàu biển không đến được cảng trả hàng do những nguyên nhân không thể vượt qua được và không có khả năng chờ đợi để đến cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì người vận chuyển được phép đưa tàu biển đến một cảng thay thế an toàn gần nhất và phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết để xin chỉ thị.
- Trường hợp cho thuê nguyên tàu biển thì tùy theo điều kiện cụ thể, thuyền trưởng phải xin chỉ thị về cảng thay thế và hành động theo chỉ thị của người thuê vận chuyển; nếu không có khả năng thực hiện chỉ thị của người thuê vận chuyển hoặc sau một thời gian chờ đợi hợp lý mà vẫn không nhận được chỉ thị của người thuê vận chuyển thì thuyền trưởng có thể dỡ hàng khỏi tàu biển hoặc vận chuyển hàng quay lại cảng nhận hàng, tùy theo sự suy xét của mình, sao cho quyền lợi của người thuê vận ch`uyển được bảo vệ chính đáng. Người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế và chi phí liên quan.
- Trường hợp cho thuê một phần tàu biển thì thuyền trưởng cũng có quyền hành động theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu sau 05 ngày kể từ ngày xin chỉ thị mà vẫn không nhận được chỉ thị của người thuê vận chuyển hoặc không có khả năng thực hiện chỉ thị. Người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển đủ giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan.
Do đó, khi tàu biển không đến được cảng trả hàng do những nguyên nhân không thể vượt qua được và không có khả năng chờ đợi để đến cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì người vận chuyển được phép đưa tàu biển đến một cảng thay thế an toàn gần nhất và phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết để xin chỉ thị.
Việc dỡ hàng trên tàu biển do ai quyết định?
Theo Điều 187 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định dỡ hàng và trả hàng như sau:
- Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.
- Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.
- Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
Như vậy, việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.
Bốc lậu hàng hóa lên tàu
Hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì giá dịch vụ vận chuyển được tính như thế nào?
Tại Điều 188 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định giá dịch vụ vận chuyển như sau:
- Trường hợp hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó.
- Trường hợp hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.
- Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu hoặc chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
Do vậy, trường hợp hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.
Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, lưu kho và xử lý tiền bán đấu giá hàng hóa
Điều 189 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, lưu kho và xử lý tiền bán đấu giá hàng hóa như sau:
Các quy định về thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, xử lý hàng hóa bị lưu giữ, tiền bán đấu giá hàng hóa tại các điều 157, 158, 167 và 168 của Bộ luật này được áp dụng tương tự đối với việc vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Như vậy, việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, lưu kho và xử lý tiền bán đấu giá hàng hóa được áp dụng tương tự đối với việc vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?