Tàu biển không có động cơ phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đúng hay không?

Cho tôi hỏi, tàu biển không có động cơ có bắt buộc phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không? Tàu biển khi đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện nào? Câu hỏi của anh P (Khánh Hòa).

Tàu biển không có động cơ có bắt buộc phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về các loại tàu biển phải đăng ký như sau:

Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.

Như vậy, các loại tàu biển phải đăng ký tại Việt Nam bao gồm:

- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

Như vậy, tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên thì vẫn phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Tàu biển không có động cơ phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đúng hay không?

Tàu biển không có động cơ phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đúng hay không? (Hình từ Internet)

Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản nào?

Tại Điều 24 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam như sau:

Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Như vậy, sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:

- Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;

- Cảng đăng ký;

- Số đăng ký;

- Thời điểm đăng ký;

- Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;

- Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;

- Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;

- Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;

- Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.

Tàu biển khi đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam cụ thể như sau:

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Như vậy, tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

- Tên gọi riêng của tàu biển;

- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Sổ đăng ký tàu biển
Đăng ký tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có cần phải đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW không? Hồ sơ đăng ký là gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay không?
Pháp luật
Muốn đăng ký tàu biển Việt Nam chỉ cần có giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tàu biển đúng không?
Pháp luật
Đăng ký tàu biển Việt Nam theo hình thức đăng ký tàu biển không thời hạn thì cần phải có tên gọi riêng của tàu biển hay không?
Pháp luật
Tàu biển Việt Nam không có động cơ nhưng có trọng tải 200 tấn có phải đăng kí vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam?
Pháp luật
Tàu biển không có động cơ phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đúng hay không?
Pháp luật
Tàu biển Việt Nam phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong trường hợp không còn tính năng tàu biển hay không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp lại trong trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận?
Pháp luật
Đăng ký tàu biển đang đóng là gì? Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký tàu biển loại nhỏ là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi về cơ quan đăng ký tàu biển bao gồm những gì? Thủ tục đăng ký thay đổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ đăng ký tàu biển
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
586 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ đăng ký tàu biển Đăng ký tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sổ đăng ký tàu biển Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào