Tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định thì chủ tàu biển bị xử phạt thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định thì chủ tàu biển bị xử phạt thế nào? Tôi rất mong sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Ngọc Lan ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định thì chủ tàu biển bị xử phạt thế nào?

Theo điểm b khoản 2 Điều 34 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền như sau:

Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc đối với các hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn ở những nơi dễ cháy, dễ nổ theo quy định;
b) Không có sơ đồ hệ thống kiểm soát cháy, bảng phân công chữa cháy hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị chữa cháy đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền;
đ) Sử dụng trang thiết bị chữa cháy của tàu không đúng quy định;
e) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định hoặc trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được hoặc hết hạn sử dụng;
b) Không có kế hoạch ứng cứu phòng, chống cháy, nổ trong trường hợp khẩn cấp;
c) Tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong tàu, hầm hàng, buồng máy khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
d) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
đ) Không có trang thiết bị chữa cháy hoặc trang thiết bị chữa cháy không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc hết hạn sử dụng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở cầu cảng, vùng nước cảng biển.

Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:

Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, khi tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định thì chủ tàu biển có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân.

Trường hợp chủ tàu biển là tổ chức thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Bảng phân công chữa cháy trên tàu

Bảng phân công chữa cháy trên tàu biển (Hình từ Internet)

Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt chủ tàu biển khi tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định không?

Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:

Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Theo quy định trên, khi tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định thì chủ tàu biển có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt chủ tàu biển này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu biển khi tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu biển khi tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định là 01 năm.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mặt nạ lọc độc trong phòng cháy chữa cháy được đặt tại những vị trí nào? Số lượng tối thiểu mặt nạ lọc độc cần trang bị tại nhà trọ?
Pháp luật
Chỉ đạo giải quyết về 2 vụ cháy nhà ở TP. Hà Nội và Bắc Giang trong tháng 6 2024 của Thủ Tướng Chính Phủ như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền xây dựng phương án tập huấn phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư? Xây dựng phương án tập huấn phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư ít nhất mấy lần trong năm?
Pháp luật
Phòng cháy chữa cháy tại Gara để xe chứa dưới 10 xe ô tô ở xã thuộc trách nhiệm của cơ quan nào quản lý?
Pháp luật
Yêu cầu về thang máy trong phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chủ nhà trọ có được chất kín hàng hóa cản trở lối thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Làm 04 người chết do vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy bị phạt tù bao nhiêu năm? Các giải pháp chữa cháy và cứu nạn đối với công trình nhà ở?
Pháp luật
Các trường hợp nào bị xem là phạm tội về phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02?
Pháp luật
Mẫu Quyết định đình chỉ hoạt động khi vi phạm về phòng cháy chữa cháy PC14 mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Kiểm tra nghiệp vụ công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
1,335 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào