Tàu bay vi phạm phép bay là gì? Tàu bay vi phạm phép bay thì bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm đúng không?
Tàu bay vi phạm phép bay là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 139/2024/NĐ-CP định nghĩa bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh như sau:
Giải thích từ ngữ
Giải thích từ ngữ
1. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là tàu bay bay vào vùng trời Việt Nam khi chưa được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép.
2. Tàu bay vi phạm phép bay là tàu bay đã được cấp phép bay đang bay trong vùng trời Việt Nam nhưng vi phạm nội dung phép bay (vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, quy tắc bay; bay không đúng các dữ liệu về thời gian, độ cao, khu vực ghi trong phép bay).
3. Tàu bay vi phạm quy tắc bay là tàu bay không tuân theo một trong các quy tắc sau: Quy tắc bay tổng quát và Quy tắc bay bằng mắt, hoặc Quy tắc bay bằng thiết bị và các quy định của Quy tắc bay về bay, quản lý và điều hành bay trong vùng trời Việt Nam.
4. Can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay, uy hiếp đến an toàn bay là vi phạm một hoặc các hành vi sau:
a) Chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
c) Bắt giữ con tin trong tàu bay;
d) Đưa, sử dụng vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay trái pháp luật, bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ, vũ khí hủy diệt hàng loạt, các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm, được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người và an toàn của chuyến bay.
...
Như vậy, tàu bay vi phạm phép bay được hiểu là tàu bay đã được cấp phép bay đang bay trong vùng trời Việt Nam nhưng vi phạm nội dung phép bay, bao gồm vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, quy tắc bay; bay không đúng các dữ liệu về thời gian, độ cao, khu vực ghi trong phép bay.
Tàu bay vi phạm phép bay là gì? Tàu bay vi phạm phép bay thì bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm đúng không? (Hình từ Internet)
Tàu bay vi phạm phép bay thì bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm đúng không?
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 139/2024/NĐ-CP thì bay kèm là hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện bay ở vị trí phù hợp với tàu bay vi phạm để dẫn dắt, hướng dẫn bay cho đến khi kết thúc vi phạm.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 139/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tàu bay vi phạm bị bay chặn, bay kèm
1. Tàu bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam.
2. Tàu bay bị bay kèm khi có hành động vi phạm phép bay.
Như vậy, đối với tàu bay vi phạm phép bay thì sẽ bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm.
Quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 139/2024/NĐ-CP thì quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam như sau:
(1) Cơ quan quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
- Kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp mình, sở chỉ huy cấp trên và thông báo cho các đơn vị quản lý bay hàng không dân dụng và các cơ quan, đơn vị hiệp đồng liên quan;
- Khi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lực lượng Không quân thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2024/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 139/2024/NĐ-CP;
- Trường hợp tiếp nhận thông tin tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ Quân chủng Hải quân, các Quân khu hoặc các cơ sở quản lý không lưu hàng không dân dụng phải tiến hành xác minh thông tin trước khi triển khai các bước xử lý nêu trên.
(2) Cơ sở điều hành bay hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay có tàu bay vi phạm hạ cánh
Trường hợp triển khai bay chặn, bay kèm, bay ép đối với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại sân bay chỉ định, cơ sở điều hành bay hàng không dân dụng thực hiện nhiệm vụ sau:
- Hiệp đồng, phối hợp với đơn vị quân đội liên quan trong quá trình thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;
- Thiết lập liên lạc với đơn vị chỉ huy bay chặn, bay kèm, bay ép; tiếp tục duy trì liên lạc hai chiều với tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép và cung cấp cho tàu bay này những thông tin đã biết liên quan đến tàu bay vi phạm;
- Thông báo cho cơ sở điều hành bay kế cận nếu tàu bay vi phạm bay vào khu vực trách nhiệm của cơ sở điều hành bay này;
- Sau khi tàu bay vi phạm hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không, sân bay chỉ định. Cơ sở điều hành bay hướng dẫn tàu bay vi phạm lăn vào vị trí đỗ.
Lưu ý: Nghị định 139/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?