Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không?

Cho tôi hỏi liên quan đến tàu thủy lưu trú du lịch hiện nay có áp dụng tiêu chuẩn riêng thì có phải mọi quản lý cũng như nhân viên làm việc trên tàu thủy lưu trú du lịch thì phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn hay không? Ngoài ra những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng những gì?

Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không?

Tại Mục 2.3 TCVN 9372:2012 về Tàu thủy lưu trú du lịch - Xếp hạng có giải thích như sau:

"2.3. Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ (managers and staffs in service areas)
Người làm việc theo các chức danh trực tiếp phục vụ khách lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác trên tàu thủy lưu trú du lịch, bao gồm người quản lý, điều hành chung các khu vực dịch vụ, người quản lý từng khu vực dịch vụ và nhân viên phục vụ tại các khu vực dịch vụ."

Bên cạnh đó, theo Mục 4.4 TCVN 9372:2012 về Tàu thủy lưu trú du lịch - Xếp hạng có quy định một số yêu cầu chung đối người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ đó là:

"4.4. Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ; thuyền viên
Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ:
- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phù hợp với công việc;
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ một năm một lần (có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp);
- Có khả năng bơi lội, cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, sơ cứu và biết sử dụng các trang thiết bị chữa cháy cơ bản (có giấy chứng nhận bơi lội phổ thông; giấy chứng nhận qua lớp tập huấn về cứu sinh, cứu đắm, sơ cứu và phòng cháy chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp), số người biết sơ cứu tối thiểu là 50% trong tổng số người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ.
Thuyền viên:
- Có đủ bằng, chứng chỉ chuyên môn điều khiển, vận hành phương tiện phù hợp;
- Có đủ người theo định biên an toàn tối thiểu.
Mặc trang phục đúng quy định của tàu, có phù hiệu tên trên áo."

Để đảm bảo việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phù hợp với công việc thì người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu lưu trú du lịch phải biết sơ cứu.

Tuy nhiên, thì theo quy định nêu trên không có yêu cầu tất cả mọi người đều phải biết sơ cứu mà chỉ quy định 50% trong tổng số người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ phải biết sơ cứu.

Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không?

Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng những gì để đúng với Tiêu chuẩn?

Tại Mục 4.1 TCVN 9372:2012 về Tàu thủy lưu trú du lịch - Xếp hạng có quy định về Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ của

"4. Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ
4.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ
Người quản lý, điều hành chung các khu vực dịch vụ:
- Tốt nghiệp cao đẳng du lịch, nếu tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành cần phải qua lớp bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bốn năm kinh nghiệm trong nghề.
- Thông thạo một ngoại ngữ.
- Trưởng các khu vực dịch vụ:
- Chứng chỉ trung cấp nghề (lễ tân, buồng bàn, bar bếp).
- Giao tiếp tốt một ngoại ngữ trong phạm vi nghề.
- Hai năm kinh nghiệm trong nghề.
- Sử dụng tốt vi tính văn phòng.
- Trưởng khu vực lễ tân và trưởng các khu vực trực tiếp giao dịch với khách hàng: thông thạo một ngoại ngữ và sử dụng tốt vi tính văn phòng.
- Nhân viên các khu vực dịch vụ:
+ 70% có chứng chỉ nghề.
+ 30% qua lớp tập huấn nghiệp vụ.
+ Sử dụng được vi tính văn phòng.
- Nhân viên trực tiếp phục vụ khách: Thông thạo một ngoại ngữ.
- Nhân viên lễ tân: thông thạo một ngoại ngữ và sử dụng tốt vi tính văn phòng."

Quy định về phương pháp đánh giá đối với tàu thủy lưu trú du lịch cần tuân thủ những gì?

Căn cứ theo Mục 6 TCVN 9372:2012 về Tàu thủy lưu trú du lịch - Xếp hạng có quy định về Phương pháp đánh giá tàu thủy lưu trú du lịch như sau:

"6. Phương pháp đánh giá (xem phụ lục B)
6.1. Nguyên tắc đánh giá
Các tiêu chí đánh giá xếp hạng đối với tàu thủy lưu trú du lịch được chấm điểm như sau:
- Chấm điểm 0 đối với tiêu chí không có hoặc không đạt yêu cầu của hạng tương ứng;
- Chấm điểm 1 đối với tiêu chí đạt yêu cầu của hạng tương ứng.
6.2. Tổng điểm tối thiểu đối với từng hạng tàu thủy lưu trú du lịch
Hạng 1 sao: 95% các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí yêu cầu đạt điểm 1, tức là đạt 99 điểm.
Hạng 2 sao: 95% các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí yêu cầu đạt điểm 1, tức là đạt 106 điểm.
Hạng 3 sao: 95% các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí yêu cầu đạt điểm 1, tức là đạt 148 điểm.
Hạng 4 sao: 95% các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí yêu cầu đạt điểm 1, tức là đạt 189 điểm.
Hạng 5 sao: 95% các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí yêu cầu đạt điểm 1, tức là đạt 213 điểm."

Theo đó, phương pháp đánh giá đối với tàu thủy lưu trú du lịch cần tuân thủ theo những nguyên tắc đánh giá, nội dung và thang điểm đánh giá xếp hạng căn hộ du lịch và tổng điểm tối thiểu đối với từng cấp độ của từng hạng.

Tàu thủy lưu trú du lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không? Muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch được chia thành mấy hạng và việc xếp hạng tàu thủy lưu trú dựa vào đâu? Hồ sơ công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với tàu thủy lưu trú được quy định ra sao?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch có bắt buộc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch không có phòng ngủ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở bị đình chỉ hoạt động bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Niên hạn sử dụng và năm đóng đối với tàu thủy lưu trú du lịch được phép nhập khẩu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch cần đảm bảo những yêu cầu gì về thiết bị tiện nghi, thiết kế kiến trúc, dịch vụ và mức độ phục vụ, người quản lý, nhân viên phục vụ và thuyền viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thủy lưu trú du lịch
1,322 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thủy lưu trú du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu thủy lưu trú du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào