Tập trung kinh tế được hiểu như thế nào? Làm cách nào để đánh giá sự tác động của việc tập trung kinh tế đối với thị trường?

Quy đinh của pháp luật liên quan đến việc tập trung kinh tế trên thị trường được cụ thể ra sao? Hiện nay, việc tập trung kinh tế được diễn ra khá phổ biến. Vậy, pháp luật có quy định gì để đánh giá sự tác động của hành vi nói trên đến thị trường kinh doanh hay không?

Tập trung kinh tế là gì? Có những hình thức tập trung kinh tế nào?

Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hình thức tập trung kinh tế như sau:

- Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

+ Sáp nhập doanh nghiệp;

+ Hợp nhất doanh nghiệp;

+ Mua lại doanh nghiệp;

+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

+ Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Tập trung kinh tế được hiểu như thế nào?

Tập trung kinh tế được hiểu như thế nào?

Tất cả hình thức tập trung kinh tế đều bị cấm theo quy định của pháp luật?

Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tập trung kinh tế bị cấm như sau:

"Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam."

Theo đó, tập trung kinh tế chỉ bị cấm nếu như nó gây ra tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Làm thế nào để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế?

Điều 31 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cách đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

+ Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

+ Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

+ Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

+ Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

Đánh giá sự tác động tích cực của việc tập trung kinh tế

Điều 16 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về cách đánh giá sự tác động tích cực của việc tập trung kinh tế như sau:

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố:

- Tác động tích cực đến phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước được đánh giá dựa trên khía cạnh như sau:

+ Khả năng phát huy hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nguồn lực của địa phương, ngành nghề, lĩnh vực và xã hội do việc tập trung kinh tế có thể mang lại phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+ Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.

- Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét dựa trên việc đánh giá các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập, mở rộng thị trường hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ do tập trung kinh tế dự kiến mang lại.

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được đánh giá dựa trên hệ quả tích cực của tập trung kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.

Nhìn chung, tập trung kinh tế là việc vừa có thể đem lại tính tích cực, vừa gây ra những hạn chế cho thị trường cạnh tranh. Vậy nên, hoạt động tập trung kinh tế luôn được nhà nước kiểm soát một cách chặt chẽ, đồng thời mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc quy định của pháp luật.

Tập trung kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu về tập trung kinh tế theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tính vào thời hạn thẩm định không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Có được xem là tập trung kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của công ty Việt Nam bán cổ phần cho 1 công ty nước ngoài khác không?
Pháp luật
Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế là bao nhiêu thì công ty chứng khoán mới phải thông báo tập trung kinh tế?
Pháp luật
Tập trung kinh tế có giá trị 1000 tỷ đồng nhưng không thông báo tập trung kinh tế thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Có những hình thức tập trung kinh tế nào? Trường hợp nào doanh nghiệp phải thông báo tập trung kinh tế?
Pháp luật
Tập trung kinh tế có điều kiện là gì? Thực hiện không đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn khiếu nại vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo tập trung kinh tế do Ủy ban cạnh tranh Quốc gia ban hành là mẫu nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập trung kinh tế
24,462 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập trung kinh tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào