Tập đoàn VIETTEL có quyền và nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản? Vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL tại thời điểm ban hành là bao nhiêu?
Vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL tại thời điểm ban hành là bao nhiêu?
Theo Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ của VIETTEL như sau:
Vốn điều lệ của VIETTEL
1. Vốn điều lệ của VIETTEL tại thời điểm ban hành Điều lệ này là 121.520.000.000.000 đồng (Một trăm hai mươi mốt nghìn, năm trăm hai mươi tỷ đồng).
2. Vốn điều lệ của VIETTEL giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2020 là 300.000.000.000.000 đồng (Ba trăm nghìn tỷ đồng).
3. Việc điều chỉnh vốn điều lệ quy định tại khoản 2 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và thẩm định của Bộ Tài chính.
4. VIETTEL thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của chủ sở hữu theo từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL tại thời điểm ban hành Điều lệ này là 121.520.000.000.000 đồng (Một trăm hai mươi mốt nghìn, năm trăm hai mươi tỷ đồng).
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2020, vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL là 300.000.000.000.000 đồng (Ba trăm nghìn tỷ đồng).
Hiện nay chưa có quy định mới điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL.
Việc điều chỉnh vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và thẩm định của Bộ Tài chính.
Tập đoàn VIETTEL thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của chủ sở hữu theo từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật.
Tập đoàn VIETTEL có những quyền hạn gì đối với vốn và tài sản?
Theo Điều 11 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP quy định về quyền của Tập đoàn VIETTEL đối với vốn và tài sản như sau:
Quyền của VIETTEL đối với vốn và tài sản
1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của VIETTEL để kinh doanh, đầu tư, nhận các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của VIETTEL phù hợp với quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
2. Định đoạt đối với vốn, tài sản của VIETTEL theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.
4. Sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của VIETTEL để đầu tư ra ngoài theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
5. Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của VIETTEL theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; được quyền nhượng bán thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không có hiệu quả để thu hồi vốn.
6. Quyết định điều chuyển tài sản của công ty con do VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ theo nguyên tắc thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại VIETTEL và vốn, tài sản của VIETTEL theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp Nhà nước quyết định tổ chức lại VIETTEL hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Theo đó, đối với vốn và tài sản, Tập đoàn VIETTEL có những quyền hạn sau đây:
- Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn VIETTEL để kinh doanh, đầu tư, nhận các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Tập đoàn VIETTEL phù hợp với quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
- Định đoạt đối với vốn, tài sản của Tập đoàn VIETTEL theo quy định của pháp luật.
- Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.
- Sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của Tập đoàn VIETTEL để đầu tư ra ngoài theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
- Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của Tập đoàn VIETTEL theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; được quyền nhượng bán thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không có hiệu quả để thu hồi vốn.
- Quyết định điều chuyển tài sản của công ty con do Tập đoàn VIETTEL nắm giữ 100% vốn điều lệ theo nguyên tắc thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại Tập đoàn VIETTEL và vốn, tài sản của Tập đoàn VIETTEL theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp Nhà nước quyết định tổ chức lại Tập đoàn VIETTEL hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Hình từ Internet)
Tập đoàn VIETTEL có nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản?
Theo Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của Tập đoàn VIETTEL đối với vốn và tài sản như sau:
Nghĩa vụ của VIETTEL đối với vốn và tài sản
1. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại VIETTEL và vốn VIETTEL tự huy động.
2. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của VIETTEL trong phạm vi tài sản của VIETTEL.
3. Đánh giá lại tài sản của VIETTEL theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với vốn và tài sản, Tập đoàn VIETTEL có những nghĩa vụ sau đây:
- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn VIETTEL và vốn Tập đoàn VIETTEL tự huy động.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn VIETTEL trong phạm vi tài sản của Tập đoàn VIETTEL.
- Đánh giá lại tài sản của Tập đoàn VIETTEL theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?