Tạp chí Tổ chức nhà nước có chức năng gì? Tạp chí Tổ chức nhà nước có bao nhiêu phòng chuyên môn?
Tạp chí Tổ chức nhà nước có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 70/QĐ-BNV năm 2016, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tạp chí Tổ chức nhà nước gồm hai hình thức: Tạp chí Tổ chức nhà nước in (báo giấy) và Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử (báo mạng); là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tổ chức nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; là diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận, nghiệp vụ về tổ chức, hoạt động của nền hành chính Nhà nước.
2. Tạp chí Tổ chức nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng, được mở tài Khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước.
3. Tạp chí Tổ chức nhà nước có trụ sở chính đặt tại Hà Nội; có đại diện tại các địa phương theo quy định của Luật Báo chí và Bộ Nội vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tổ chức nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Tạp chí Tổ chức nhà nước (Hình từ Internet)
Tạp chí Tổ chức nhà nước có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 70/QĐ-BNV năm 2016, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
8. Tạp chí Tổ chức nhà nước được quyền:
a) Tham dự các hội nghị của Bộ Nội vụ, của các đơn vị thuộc Bộ; được lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin, tài liệu về các lĩnh vực đơn vị phụ trách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí.
b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí.
c) Dự các hội nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về lĩnh vực công tác tổ chức nhà nước để thu thập thông tin phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí.
d) Được đề nghị các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin, tình hình công tác để thực hiện nhiệm vụ công tác của Tạp chí.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tạp chí Tổ chức nhà nước có những quyền hạn sau:
- Tham dự các hội nghị của Bộ Nội vụ, của các đơn vị thuộc Bộ; được lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin, tài liệu về các lĩnh vực đơn vị phụ trách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí.
- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí.
- Dự các hội nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về lĩnh vực công tác tổ chức nhà nước để thu thập thông tin phục vụ công tác tuyên truyền của Tạp chí.
- Được đề nghị các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin, tình hình công tác để thực hiện nhiệm vụ công tác của Tạp chí.
Tạp chí Tổ chức nhà nước có bao nhiêu phòng chuyên môn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 70/QĐ-BNV năm 2016, có quy định về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động như sau:
Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo của Tạp chí:
Tạp chí có Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập. Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
2. Các phòng chuyên môn:
a) Phòng Biên tập;
b) Phòng Thư ký tòa soạn;
c) Phòng Trị sự - Tổng hợp;
d) Phòng Phát hành - Quảng cáo;
đ) Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước.
3. Tạp chí Tổ chức nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng do Tổng Biên tập phụ trách, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ về mọi hoạt động của Tạp chí. Công chức, viên chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước được xếp và bổ nhiệm vào ngạch, bậc chuyên môn theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Nội vụ.
4. Biên chế của Tạp chí Tổ chức nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Báo chí và do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Tạp chí Tổ chức nhà nước được sử dụng lao động hợp đồng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nhà nước và Bộ Nội vụ.
5. Hội đồng biên tập là tổ chức tư vấn giúp Tổng Biên tập về định hướng nội dung khoa học, nâng cao chất lượng Tạp chí gồm một số cán bộ khoa học, cán bộ quản lý kiêm chức trong và ngoài cơ quan. Hội đồng biên tập do Tổng Biên tập thành lập.
6. Tạp chí Tổ chức nhà nước được Bộ Nội vụ cấp kinh phí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Báo chí và các nguồn khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Nội vụ.
7. Tạp chí Tổ chức nhà nước được áp dụng cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của Chính phủ.
8. Tổng Biên tập có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Tạp chí theo đúng quy định của pháp luật, Quy chế làm việc và các quy định khác của Bộ Nội vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì Tạp chí Tổ chức nhà nước có 05 phòng chuyên môn, gồm:
- Phòng Biên tập;
- Phòng Thư ký tòa soạn;
- Phòng Trị sự - Tổng hợp;
- Phòng Phát hành - Quảng cáo;
- Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?