Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của tảo mộ ngày Tết là gì?
Tảo mộ, hay còn gọi là chạp mả, là một phong tục truyền thống vô cùng thiêng liêng của người Việt, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Vào những ngày giáp Tết, con cháu thường đến thăm mộ phần của người đã khuất, cẩn thận dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từng nấm mộ, xóa bỏ cỏ dại và làm mới không gian xung quanh.
Việc tu bổ ngôi mộ và chăm sóc những cây xanh bao quanh không chỉ là hành động giữ gìn sự tôn kính, mà còn là cách để mối liên kết giữa thế hệ trước và sau luôn được bền chặt.
Sau khi hoàn tất công việc, gia đình sẽ dâng hoa tươi, lễ vật, thắp nén hương, mời gọi các linh hồn về quây quần cùng con cháu, đón năm mới trong không khí ấm áp và yêu thương. Có một số lễ vật là không thể thiếu như: Đèn, trà, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, nhang và trái cây. Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo truyền thống của mỗi gia đình. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, xôi chè. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.
Tảo mộ không chỉ đơn thuần là nghi lễ, mà còn là dịp để gia đình sum vầy, chia sẻ những tâm tư, tình cảm trong suốt một năm qua với những người đã khuất. Đây là lúc con cháu bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với ông bà, tổ tiên, cũng như nhắc nhở nhau về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch? (Hình từ Internet)
Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch từ ngày mấy Dương lịch?
Theo tục lệ, vào ngày 25 tháng Chạp, các gia đình thường tổ chức đi tảo mộ ông bà, tuy nhiên, ở nhiều nơi, tục lệ này có thể diễn ra trong khoảng thời gian rộng hơn, từ sau ngày 10 tháng Chạp đến hết ngày 30 Tết.
Các gia đình thường bố trí tảo mộ xong trước chiều 30 Tết để đón giao thừa, tuy nhiên năm 2025 không có 30 Tết theo đó sẽ kéo dài đến 29 Tết.
Đồng thời, căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, theo quy định lịch nghỉ Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) của người lao động sẽ có 5 ngày, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
Theo đó, năm 2025, nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày dương lịch
>>> Xem chi tiết tại: Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức
Năm 2025, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau đây:
- 28 Tết: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 Tết: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 Tết: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 Tết: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 Tết: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
- Mùng 4 Tết: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch
- Mùng 5 Tết: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch
Việt Nam có mấy ngày lễ lớn? Đó là những lễ gì? Diễn ra vào ngày mấy?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Việt Nam có 08 ngày lễ lớn bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ngày Cách mạng Tháng Tám
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) mới nhất?
- AQI là gì? Chất lượng không khí bao nhiêu gây nguy hiểm sức khỏe con người theo quy định pháp luật?
- Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025?
- Chuyển làn không bật xi nhan theo quy định mới phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168 không?
- Ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?