Tạm giam và bảo lĩnh có tương tự nhau không? Thủ tục xin bảo lĩnh theo quy định hiện hành như thế nào?

Tạm giam và bảo lĩnh có tương tự nhau không? Thủ tục xin bảo lĩnh theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi có thắc mắc liên quan tới tạm giam và bảo lĩnh mong muốn được giải đáp thắc mắc. Hy vọng mọi người giúp tôi làm rõ về tạm giam, bảo lĩnh và thủ tục xin được bảo lĩnh vì tôi nghe có người bảo rằng bảo lĩnh chính là biện pháp tạm giam, đồng thời cũng có người nói ngược lại. Mong sớm được bên mình phản hồi và hỗ trợ. Cảm ơn!

Bảo lĩnh có phải làm biện pháp tạm giam không?

Theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khái niệm bảo lĩnh cụ thể như sau:

"Điều 121. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh."

Như vậy, bảo lĩnh không phải là biện pháp tạm giam mà là biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tạm giam?

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm giam cụ thể là:

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

- Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

- Tiếp tục phạm tội;

- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

- Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

- Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

- Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết

Tạm giam và bảo lĩnh có giống nhau không?

Tạm giam và bảo lĩnh có giống nhau không?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về bảo lĩnh?

Tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh cụ thể như sau:

- Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

- Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

+ Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

+ Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

+ Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

- Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

- Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin bảo lĩnh thực hiện như thế nào?

Về thủ tục xin bão lĩnh thì không có văn bản cụ thể. Người xin bảo lĩnh sẽ liên hệ trực tiếp cơ quan điều tra để xin mẫu cam đoan và xin bảo lĩnh cho người đang bị tạm giam để điều tra.

Trên đây là những quy định về bảo lĩnh và tạm giam mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn nhằm giải đáp thắc mắc của bạn. Trân trọng!

Bảo lĩnh
Tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những trường hợp nào người đang tạm giam sẽ được bảo lãnh?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp tạm giam đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ hay không?
Pháp luật
Biện pháp tạm giam có được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hay không? Bị can, bị cáo là người bị bệnh nặng thì có áp dụng biện pháp tạm giam không?
Pháp luật
Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại? Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định bảo lãnh gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc bắt bị can để tạm giam mới nhất hiện nay? Có thể thực hiện bắt bị can để tạm giam vào ban đêm khi nào?
Pháp luật
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào? Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Pháp luật
Bị can có thể được bảo lĩnh sau khi bị tạm giam không? Để xin bảo lĩnh bị can cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Đang bị tạm giam nhưng trước đây đã từng có 4 tiền án thì giờ phải làm sao để được tại ngoại điều tra?
Pháp luật
Người bị tạm giam có được đem bia rượu vào buồng tạm giam không? Khi hủy bỏ bia rượu thủ trưởng cơ sở giam giữ có ra quyết định bằng văn bản không?
Pháp luật
Người bị tạm giam dưới 18 tuổi có được gặp thân nhân với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giam bình thường không?
Pháp luật
Để xin được bảo lĩnh người đứng ra nhận bảo lĩnh cần đảm bảo những điều kiện gì? Hồ sơ xin bảo lĩnh cần chuẩn bị những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo lĩnh
1,033 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo lĩnh Tạm giam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo lĩnh Xem toàn bộ văn bản về Tạm giam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào