Tải về mẫu tờ khai đăng ký giám hộ theo quy định mới nhất? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký giám hộ?
Tải về mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký giám hộ?
Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP (thay thế mẫu tờ khai đăng ký giám hộ được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT- BTP) như sau:
TẢI VỀ: Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất.
* Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký giám hộ:
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP thì cách ghi mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất như sau:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.
(2) Chỉ ghi trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa có/không cung cấp số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/chứng minh nhân dân.
Trường hợp phải cung cấp thông tin “Nơi cư trú” thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú;
Trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.
(3) Ghi số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/số Giấy khai sinh (đối với trẻ em)
Ví dụ:
- Căn cước công dân số 025188001010 do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 20/11/2021.
- Giấy khai sinh số 01/2014, quyển số 02 do UBND xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cấp ngày 15/11/2014.
Trường hợp không có số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước thì ghi giấy tờ hợp lệ thay thế (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...).
(4) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký giám hộ theo quy định mới nhất? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký giám hộ? (Hình từ Internet)
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên không còn cha mẹ là ai?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 về đối tượng được giám hộ như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
...
Theo đó, người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha mẹ thuộc đối tượng được giám hộ theo quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên của người chưa thành niên không còn cha mẹ được xác định theo thứ tự sau đây:
(1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;
> Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
(2) Trường hợp không có người giám hộ nêu trên:
> Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
(3) Trường hợp không có người giám hộ thuộc (1) và (2):
> Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Lưu ý: Tại Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
- Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
- Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Đăng ký giám hộ đương nhiên
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.
Đồng thời, tại Điều 41 Luật Hộ tịch 2014 về việc đăng ký giám hộ đương nhiên giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam như sau:
Đăng ký giám hộ đương nhiên
Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục đăng ký giám hộ đựơng nhiên được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp các giấy tờ sau đây cho cơ quan đăng ký hộ tịch:
- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định TẢI VỀ;
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên.
Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
Bước 2: Xử lý hồ sơ ghi vào Sổ hộ tịch:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?