Tải về 05 mẫu bì hồ sơ cán bộ, công chức đạt chuẩn? Thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Tải về 05 mẫu bì hồ sơ cán bộ, công chức đạt chuẩn?
05 mẫu bì hồ sơ cán bộ, công chức được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 06/2007/QĐ-BNV như sau:
Bì hồ sơ cán bộ, công chức được làm bằng chất liệu giấy không hút ẩm, có độ bền cao. Bì hồ sơ cán bộ, công chức gồm 5 loại có kích thước như sau:
- Mẫu B01 có kích thước: 250 x 340 x 5 mm;
- Mẫu B02 có kích thước: 250 x 340 x 10 mm;
- Mẫu B03 có kích thước: 250 x 340 x 20 mm;
- Mẫu B04 có kích thước: 250 x 340 x 25 mm;
- Mẫu B05 có kích thước: 250 x 340 x 30 mm.
>> Tải về Trọn bộ
Tải về 05 mẫu bì hồ sơ cán bộ, công chức đạt chuẩn? Thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá đúng không?
Xếp loại chất lượng cán bộ được quy định tại Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
Xếp loại chất lượng cán bộ
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
...
2. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.
Thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Việc quản lý hồ sơ cán bộ công chức được quy định tại Điều 69 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Cụ thể như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Lưu ý:
Nội dung đánh giá, phân loại công chức được quy định tại Điều 56 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
- Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
+ Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
+ Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
+ Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
- Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
- Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết.
- Bên cạnh đó, thời điểm đánh giá công chức được thực hiện như sau:
+ Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi thực hiện xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động; đánh giá trước khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái;
+ Căn cứ vào yêu cầu quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá công chức quy định tại điểm a khoản này.
- Căn cứ vào quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức ban hành quy chế đánh giá công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?