Tại sao trên cùng một con đường địa chỉ nhà lại không được sắp xếp liên tục với nhau? Việc sắp xếp địa chỉ nhà theo số chẵn lẻ được quy định ra sao?
Khi nào địa chỉ nhà của hộ gia đình được gắn số lẻ? Khi nào được gắn số chẵn?
Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD như sau:
Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách
1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8...).
2. Chiều đánh số nhà
a) Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.
Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;
c) Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
Theo quy định thì địa chỉ nhà của hộ gia đình (nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách) được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định.
Hộ gia đình có nhà bên trái sẽ lấy địa chỉ nhà theo số lẻ (1, 3, 5, 7...) và những hộ gia đình có nhà bên phải sẽ lấy địa chỉ nhà theo số chẵn (2, 4, 6, 8...).
Tại sao trên cùng một con đường địa chỉ nhà lại không được sắp xếp liên tục với nhau? (Hình từ Internet)
Tại sao trên cùng một con đường địa chỉ nhà lại không được sắp xếp liên tục với nhau?
Chiều đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD như sau:
Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách
...
2. Chiều đánh số nhà
a) Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.
Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;
c) Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
Như vậy, có thể hiểu cơ bản là địa chỉ nhà của hộ gia đình sẽ được đặt theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Việc trong cùng một còn đường mà địa chỉ nhà lại không theo dãy số tự nhiên mà "nhảy số" liên tục là do cả hộ già đình có địa chỉ nhà bị "nhảy sổ" đó tới xây dựng nhà ở sau khi con đường đó đã được nhà nước phân số theo quy định.
Ví dụ: Trên một con đường có ở phía bên trái chỉ có 3 căn nhà (A,B.C) có địa chỉ nhà theo số thứ tự là 1-3-5. Sau đó, có một hộ gia đình mới chuyển tới và xây dựng một căn nhà sát bên với căn nhà A, ta gọi căn nhà mới này là nhà D.
Khi đó vị trí các căn nhà lần lượt là A-D-B-C, khi đó căn cứ theo số thứ tự đã cấp cho 3 căn nhà trước đó thì căn nhà D sẽ có số nhà là 4. Lúc này sẽ xảy ra tình trạng "nhảy số" nhà là 1-7-3-5 tương ứng với vị trí các căn nhà A-D-B-C.
Biển số nhà mặt đường có kích thước như thế nào? Có thể làm từ vật liệu gì và có màu sắc ra sao?
Theo Điều 14 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD thì biến số nhà được làm bằng sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, dày 1 mm.
Nền của biển số nhà phải nền màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng.
Đối với biển số nhà mặt đường thì kích thước phải đạt yêu cầu sau:
- Biển có 1 hoặc 2 chữ số (chiều rộng x chiều cao): 200 mm x 150 mm;
- Biển có 3 chữ số: 230 mm x 150 mm;
- Biển có 4 chữ số: 260 mm x 150 mm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?