Tại sao Sao la được mệnh danh là 'Kỳ lân châu Á'? Sao la thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đúng không?
Vì sao Sao la được mệnh danh là 'Kỳ lân châu Á'? Sao la thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đúng không?
Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 1992 tại vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Sao la chính là một trong những loài động vật được tổ chức World Wide Fund for Nature (Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên thế giới) chú trọng đặc biệt trong việc bảo tồn.
Nhưng tại sao Sao la lại được mệnh danh là Kỳ lân Châu Á?
Nguyên nhân dẫn đến việc Sao la lại được mệnh danh là Kỳ lân Châu Á chính là vì sự bí ẩn và quý hiếm của Sao la. Việc phát hiện ra Sao la đã khiến giới bảo tồn của toàn thế giới phải chấn động bởi từ cuối thế kỷ 20, chỉ có năm loài thú lớn được tìm thấy.
Trên thực tế, những hình ảnh hoang dã hiếm hoi của Sao la có được đều nhờ vào hệ thống bẫy ảnh do các nhà bảo tồn thiết lập trong các khu rừng đặt tại Lào và Việt Nam. Dù cho Trung tâm nhân giống Sao la đầu tiên trên thế giới được đặt tại Vườn quốc gia Bạch Mã đã sẵn sàng cho việc bảo tồn, nhân giống Sao la nhưng đây vẫn chỉ là mong ước xa xỉ của các nhà bảo tồn. Và kể từ năm 2013, người ta chưa hề ghi nhận lại một trường hợp xuất hiện nào của sao la trong tự nhiên cũng như bất kì ảnh nào được chụp lại.
Sao la được xếp vào Danh mực loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đúng không?
Theo Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 64/2019/NĐ-CP quy định như sau:
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
(Kèm theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
... | ... | ... |
48 | Bò rừng | Bos javanicus |
49 | Bò tót | Bos gaurus |
50 | Bò xám | Bos sauveli |
51 | Sao la | Pseudoryx nghetinhensis |
52 | Sơn dương | Capricornis milneedwardsii |
... | ... | ... |
Theo đó, Sao la được xếp vào Danh mực loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tại sao Sao la được mệnh danh là 'Kỳ lân châu Á'? Sao la thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đúng không? (hình từ internet)
Mua bán sừng Sao la bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;
e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
Đồng thời tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định tội như sau:
Hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định tội
...
6. Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã).
...
Như vậy, trường hợp mua bán sừng Sao la thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm".
Trường hợp nào người mua bán sừng Sao la được áp dụng hình phạt chính là phạt tiền?
Tại Điều 35 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc phạt tiền trong truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Như vậy, người mua bán sừng Sao la được áp dụng hình phạt chính là phạt tiền nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
(ii) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?