Tại sao lại hóa trang trong lễ hội Halloween? Halloween có phải là ngày lễ, tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Tại sao lại hóa trang trong lễ hội Halloween? Lễ hội Halloween có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không?
Hóa trang trong ngày Halloween là một cách để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ các linh hồn đã qua đời, cũng như để đánh lừa các linh hồn và yêu tinh không tốt bằng cách mặc áo choàng ma quái hoặc hóa trang thành các nhân vật kinh dị. Nó cũng trở thành một hoạt động giải trí và vui chơi cho mọi người, nơi mọi người có thể thể hiện sự sáng tạo của mình và tận hưởng không khí đặc biệt của ngày lễ này.
Hóa trang trong ngày Halloween mang đến một không gian vui nhộn và kịch tính, tạo cơ hội cho mọi người thể hiện sự sáng tạo và tham gia vào các hoạt động như đi dạo trên đường phố để nhận kẹo, tham gia các bữa tiệc Halloween hoặc tham gia các sự kiện đặc biệt của cộng đồng.
Ngày nay, đây là dịp vui chơi và thể hiện sự sáng tạo.
Ngày diễn ra lễ hội Halloween là ngày 31 tháng 10 hàng năm. Trong năm 2024, Halloween rơi vào thứ 5 ngày 31 tháng 10 năm 2024.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Lễ hội Halloween có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không thì căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, lễ hội Halloween không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam.
Tại sao lại hóa trang trong lễ hội Halloween? Halloween có phải là ngày lễ, tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Lễ hội Halloween có phải là ngày lễ, tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
...
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Và căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, pháp luật không quy định lễ hội Halloween là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.
Và lễ hội Halloween cũng không phải là ngày lễ, tết người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn giấy phép lao động của người nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn của giấy phép lao động đối với người nước ngoài sẽ tùy vào từng trường hợp khác nhau nhưng tối đa sẽ không quá 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?