Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt có được xem là tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự không?
Quyền bề mặt là gì?
Quyền bề mặt là gì? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 267 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền bề mặt
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Theo đó, quyền bề mặt được hiểu là quyền của một chủ thể đối với:
- Mặt đất;
- Mặt nước;
- Khoảng không gian trên mặt đất;
- Khoảng không gian trên mặt nước và lòng đất.
Như vậy, chủ thể của quyền bề mặt không phải chủ sở hữu của tài sản đó và không có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu tài sản quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Hiệu lực của quyền bề mặt phát sinh khi nào?
Căn cứ Điều 269 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hiệu lực của quyền bề mặt
Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó, hiệu lực của quyền bề mặt phát sinh khi chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Đồng thời, quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Chủ thể của quyền bề mặt được hưởng các quyền lợi liên quan trong bao lâu?
Căn cứ Điều 270 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn của quyền bề mặt
1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Chiếu theo quy định này, các bên có thể thỏa thuận hoặc dựa trên di chúc để quyết định thời hạn của quyền bề mặt. Tuy nhiên thời hạn hưởng các quyền liên quan đến quyền bề mặt không được vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc di chúc không đề cập về thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Quyền bề mặt chấm dứt trong những trường hợp nào?
Căn cứ chấm dứt quyền bề mặt được quy định tại Điều 272 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chấm dứt quyền bề mặt
Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.
5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
Theo đó, quyền bề mặt sẽ kết thúc nếu thuộc một trong 05 trường hợp sau:
(1) Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
(2) Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
(3) Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
(4) Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.
(5) Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt có được xem là tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng
1. Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt quy định tại khoản 2 Điều 271 của Bộ luật Dân sự được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp tài sản quy định tại khoản này là tài sản gắn liền với đất thì áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định này.
2. Hoa lợi, lợi tức hoặc tài sản khác có được từ việc khai thác, sử dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt có được xem là tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự và được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Chiếu theo quy định này, những tài sản trên mặt đất thuộc quyền sở hữu của bạn thì đều có thể là tài sản bảo đảm nếu chị Q đồng ý sử dụng tài sản đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?