Tài sản tại cơ quan của Đảng chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng gồm những gì?
Nguồn hình thành tài sản tại cơ quan của Đảng bao gồm những gì?
Nguồn hình thành tài sản tại cơ quan của Đảng theo Điều 3 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước.
- Tài sản đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ quỹ dự trữ của ngân sách Đảng và các nguồn kinh phí khác của Đảng.
- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Đảng (sau đây gọi là tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng).
- Tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tài sản tại cơ quan của Đảng (Hình từ Internet)
Tài sản tại cơ quan của Đảng chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng gồm những gì?
Tài sản tại cơ quan của Đảng chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản tại cơ quan của Đảng chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung gồm:
- Hội trường;
- Ô tô và các phương tiện vận tải khác.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản có trách nhiệm gì?
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản có trách nhiệm tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng
...
2. Đối tượng được sử dụng chung tài sản để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao gồm:
a) Cơ quan nhà nước;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội.
3. Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khoản 2 Điều này sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
b) Trả cho cơ quan của Đảng có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
5. Chi phí sử dụng chung tài sản được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, thời gian sử dụng chung tài sản.
Tiền chi trả chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản và được hạch toán vào chi phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan của Đảng có tài sản cho sử dụng chung có trách nhiệm xuất phiếu thu tiền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản. Khoản thu từ việc sử dụng chung tài sản được sử dụng để bù đắp các chi phí cần thiết phục vụ duy trì hoạt động của tài sản dùng chung; phần còn lại (nếu có), cơ quan của Đảng có tài sản được sử dụng để chi cho hoạt động của cơ quan của Đảng và được giảm chi ngân sách tương ứng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản có trách nhiệm sau:
- Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
- Trả cho cơ quan của Đảng có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
Bên cạnh đó, đối tượng được sử dụng chung tài sản để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao gồm:
- Cơ quan nhà nước;
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
- Đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng;
- Tổ chức chính trị - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?