Tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm những gì?
- Tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm những gì?
- Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Ai có quyền quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội?
Tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH). Tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng, bao gồm:
a) Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc;
c) Máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo quy định của Nhà nước và tại văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, không quy định tại Quy chế này.
Như vậy, tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm:
(1) Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất;
(2) Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc;
(3) Máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc;
(4) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng
1. Tất cả tài sản nhà nước trong hệ thống BHXH phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tất cả tài sản nhà nước trong hệ thống BHXH phải được giao cho đơn vị, cá nhân quản lý và sử dụng. Việc quản lý nhà nước về tài sản thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị và trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống BHXH.
3. Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. Không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
4. Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
5. Lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật; hạch toán, ghi chép tài sản đầy đủ về hiện vật và giá trị; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Tất cả tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
(2) Tất cả tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội phải được giao cho đơn vị, cá nhân quản lý và sử dụng.
Việc quản lý nhà nước về tài sản thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị và trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội.
(3) Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
Không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
(4) Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
(5) Lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật;
Hạch toán, ghi chép tài sản đầy đủ về hiện vật và giá trị;
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
(6) Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch;
Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 15 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như sau:
Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong hệ thống BHXH.
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
c) Các đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước khi có yêu cầu. Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan kiểm tra có quyền xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là người có quyền quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?