Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì? Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa dựa trên nguyên tắc nào?

Xin cho hỏi cơ quan nào được giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa? Và việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cần đảm bảo những nguyên tắc nào? - Câu hỏi của anh Khánh Nam (Bình Định).

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì?

Theo Điều 4 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:
a) Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
b) Hành lang bảo vệ luồng;
c) Cảng thủy nội địa;
d) Bến thủy nội địa;
đ) Khu neo đậu ngoài cảng;
e) Kè, đập giao thông;
g) Báo hiệu đường thủy nội địa;
h) Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) bao gồm:

- Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;

- Hành lang bảo vệ luồng;

- Cảng thủy nội địa;

- Bến thủy nội địa;

- Khu neo đậu ngoài cảng;

- Kè, đập giao thông;

- Báo hiệu đường thủy nội địa;

- Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.

Lưu ý: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa dựa trên nguyên tắc nào?

Theo Điều 3 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:

- Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

- Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao cho đối tượng quản lý như sau:
1. Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.
Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa; cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa.

Theo đó, toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.

- Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa;

- Cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa.

Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Pháp luật
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì tiến hành xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp người vi phạm đường thủy không ký được biên bản thì có được điểm chỉ thay thế ký biên bản không?
Pháp luật
Khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đường thủy xong cán bộ có phải đọc lại biên bản cho người vi phạm nghe không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông đường thủy yêu cầu nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy được đề nghị xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường thủy nội địa
1,609 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào