Tài sản cố định vô hình có được trích khấu hao tài sản cố định hay không? Có tài sản cố định nào không cần phải trích khấu hao tài sản cố định không?
Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp gồm những loại nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC, việc phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp được quy định cụ thể, trong đó tài sản cố định vô hình bao gồm"
"Điều 6. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:
1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
[...]
b) Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Tài sản cố định vô hình có được trích khấu hao tài sản cố định hay không?
Tài sản cố định vô hình có được trích khấu hao tài sản cố định hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định về xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình như sau:
"Điều 11. Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:
1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm)."
Theo đó, đối với tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao tài sản nhưng tối đa không quá 20 năm.
Riêng đối với trường hợp tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng thì thời gian trích khấu hao tài sản cố định được dựa trên thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp, thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định.
Có tài sản cố định nào không cần phải trích khấu hao tài sản cố định không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC có quy định những tài sản cố định của doanh nghiệp không phải trích khấu hao, bao gồm:
"Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
- Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.”
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định rõ những loại tài sản được xem là tài sản cố định của doanh nghiệp.
Theo đó, việc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định vô hình cũng được xác định cụ thể, căn cứ theo thời gian, trừ những trường hợp không phải trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?