Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu?
- Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu?
- Nguyên giá tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi được hay không?
- Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán được tính theo công thức nào?
Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như sau:
Quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu
1. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất sử dụng cho hoạt động của NHNN. Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà NHNN đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí của NHNN.
3. Tiêu chuẩn ghi nhận công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ, tham gia nhiều lần vào quá trình hoạt động của đơn vị NHNN, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.
4. Tiêu chuẩn ghi nhận vật liệu
Vật liệu là đối tượng lao động sử dụng cho hoạt động của NHNN, không được phân loại là công cụ, dụng cụ, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.
Theo đó đối với tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng nhà nước phải có giá trị nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên, bên cạnh đó còn phải bảo đảm có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.
Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên giá tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi được hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định nguyên giá tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi, tuy nhiên chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định; Điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại tiết (vi) điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Lưu ý:
- Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định (trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất), đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định và thực hiện kế toán.
Trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí như diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục.
- Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất, đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất và thực hiện kế toán.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại tiết (vi) điểm b khoản 1 Điều này được xác định lại gồm giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP với các chỉ tiêu về diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm xác định lại giá trị quyền sử dụng đất.
Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán được tính theo công thức sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?