Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán của Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thanh lý những tài sản nào?
- Việc thanh lý tài sản phải được thực hiện trong vòng bao lâu kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền?
Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về các trường hợp thanh lý tài sản như sau:
Các trường hợp thanh lý tài sản
1. Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau:
1.1. Tài sản cố định đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định tại Quy chế này.
1.2. Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác.
1.3. Tài sản cố định chưa hết thời hạn sử dụng nhưng bị hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản).
1.4. Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với công cụ dụng cụ, vật liệu:
Các đơn vị chỉ được thanh lý công cụ dụng cụ, vật liệu khi:
2.1. Công cụ dụng cụ đã hết thời gian sử dụng theo quy định tại Quy chế này.
2.2. Công cụ dụng cụ chưa hết thời gian sử dụng nhưng bị hỏng không sửa chữa được hoặc sửa chữa tốn kém, không hiệu quả.
Như vậy, theo quy định, tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
(1) Tài sản cố định đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019.
(2) Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác.
(3) Tài sản cố định chưa hết thời hạn sử dụng nhưng bị hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản).
(4) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán của Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thanh lý những tài sản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản như sau:
Phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản
1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc thanh lý:
a) Tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô;
b) Tài sản cố định khác có nguyên giá ≥ 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định thanh lý:
a) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý:
a) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản. Riêng Cục trưởng Cục Quản trị thực hiện phê duyệt thanh lý tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Công cụ dụng cụ;
c) Vật liệu.
Như vậy, theo quy định, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán của Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thanh lý những tài sản sau đây:
(1) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;
(2) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
Việc thanh lý tài sản phải được thực hiện trong vòng bao lâu kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền?
Căn cứ khoản 6 Điều 30 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về quy trình thanh lý tài sản như sau:
Quy trình thanh lý tài sản
...
4. Trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thanh lý tài sản theo hình thức bán, các đơn vị tiếp tục thực hiện quy trình theo quy định tại Mục 4, Chương IV, Quy chế này.
5. Sau khi thanh lý tài sản, các đơn vị báo cáo kết quả thanh lý tài sản trên Phân hệ F A và gửi hồ sơ bán đấu giá (đối với tài sản phải thực hiện bán đấu giá) về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
6. Thời gian thực hiện thanh lý tài sản:
6.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh lý hợp lệ, cấp có thẩm quyền có quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.
6.2. Trong thời hạn 60 ngày đối với nhà làm việc và các tài sản cố định gắn liền với đất, 30 ngày đối với các tài sản khác, kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải tổ chức thanh lý theo quy định.
6.3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, đơn vị phải hạch toán giảm tài sản theo quy định về kế toán của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định.
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày đối với nhà làm việc và các tài sản cố định gắn liền với đất, 30 ngày đối với các tài sản khác, kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải tổ chức thanh lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?